Về Bàn Giản xem lễ hội Đả cầu cướp phết

GD&TĐ - Ngày 16/2, đông đảo người dân đổ về tham dự lễ hội Đả cầu cướp phết, một lễ hội lâu đời tại xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc).

Về Bàn Giản xem lễ hội Đả cầu cướp phết.
Về Bàn Giản xem lễ hội Đả cầu cướp phết.

Xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch xưa là một làng Việt cổ, một vùng quê đắc địa, sơn thủy hữu tình, có núi sông bao bọc xung quanh; là nơi 4 vị Đại Vương - con của Vua Lạc Long Quân và Mẫu Âu Cơ đời Vua Hùng thứ 18 được phân về trấn ải phía Đông Bắc kinh thành Văn Lang.

Tại đây, 4 vị Đại Vương (Đệ nhất Xá Sơn, Đệ nhị Lê Sơn, Đệ tam Tròn Sơn và Đệ tứ Xui Sơn) đã có công đánh thắng giặc bảo vệ kinh đô Văn Lang và dạy nhân dân cày ruộng, cấy lúa nước, hun trồng cây đức.

Nhằm mua vui cho quân lính, các vị Đại Vương đã nghĩ ra trò chơi đẽo một quả cầu gỗ tròn, nhẵn như một quả bưởi lớn, phết dầu mỡ bôi trơn rồi lăn ra giữa bãi đất trống cho quân lính cướp nhau, ai cướp được quả phết đặt vào nơi quy định sẽ được trọng thưởng.

Để tưởng nhớ, người dân Bàn Giản đã lập 5 ngôi đình thờ các vị Đại Vương, riêng đình Cả, làng Đông Lai là nơi trụ sở công đồng hội đồng của 4 vị, còn 4 ngôi đình khác ở 4 khu dân cư, mỗi đình thờ một vị Đại Vương và mỗi đình đều khắc ghi một quả cầu.

Do lễ hội có sự tham gia đông người và đặc biệt là màn “tranh cướp phết” nên hằng năm công tác an ninh trật tự được ban tổ chức đặc biệt lưu tâm.

Người dân thắp hương, sờ phết cầu may.

Người dân thắp hương, sờ phết cầu may.

Tại lễ hội năm nay, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường cơ bản được đảm bảo, không có hiện tượng mê tín dị đoan. Công tác tổ chức trang nghiêm, ngắn gọn, bảo đảm tính giáo dục truyền thống.

Thượng tá Phạm Mạnh Thắng- Phó Trưởng Công an huyện Lập Thạch cho biết: "Để chủ động làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, công an huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán và các lễ hội diễn ra trên địa bàn.

Đồng thời tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các ngành cấp huyện và các xã, thị trấn có các điểm tham quan, du lịch, huy động cả hệ thống chính trị phối hợp với các đội nghiệp vụ Công an huyện cùng tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn".

“Để lễ hội Đả cầu cướp phết xã Bàn Giản năm 2024 diễn ra an toàn, Công an huyện đã huy động gần 200 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý hiệu quả các tình huống như gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, tệ nạn xã hội, trộm cắp tài sản, hoạt động mê tín dị đoan… tại các khu vực diễn ra lễ hội”, Thượng tá Thắng khẳng định.

Màn tranh cướp phết diễn ra quyết liệt nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Màn tranh cướp phết diễn ra quyết liệt nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Đặc biệt năm nay tại các điểm đền, chùa trên địa bàn, lực lượng cảnh sát hóa trang, mật phục được triển khai bên cạnh các cán bộ chốt trực công khai để tăng cường giám sát; ngoài ra lắp đặt nhiều hệ thống camera an ninh ở khắp các điểm "nóng" đông người trong qua lại.

Mặc dù du khách đi lại đông nhưng tình hình an ninh trật tự tại khu vực lễ hội được bảo đảm, lực lượng Cảnh sát giao thông đã lập các chốt ở hai đầu lối vào khu vực lễ hội và kiểm tra, nhắc nhở các chủ phương tiện thực hiện nghiêm quy định Luật Giao thông đường bộ. Do đó, đã không xảy ra tình trạng ách tắc giao thông, xô đẩy nhau gây mất an toàn...

Phần hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian tạo không khí vui tươi, lành mạnh….

Anh Trần Văn Đức, một du khách từ tỉnh Phú Thọ cho biết: "Đã nghe nhiều về lễ hội Đả cầu cướp phết nhưng hôm nay mới được tận mắt chứng kiến. Ban tổ chức và lực lượng chức năng đã nỗ lực để cho lễ hội diễn ra an toàn, vui tươi, phấn khởi đầu xuân mới".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.