Văn hóa từ thiện

GD&TĐ - Những ồn ào quanh việc nghệ sĩ Hoài Linh phải xin lỗi vì giữ hơn 13,7 tỉ đồng từ thiện trong nửa năm, chưa trao kịp cho người dân bị lũ lụt đang gây nhiều bàn tán.
Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

Nghệ sĩ tham gia các hoạt động từ thiện là hành động đẹp, rất có ý nghĩa, thể hiện sự sẻ chia với cộng đồng. Số nhiều nghệ sĩ và những người làm từ thiện có suy nghĩ rất đơn giản rằng, chỉ cần bản thân trong sáng, không tư lợi thì không việc gì phải sợ.

Không việc gì phải sợ - vốn chỉ là vấn đề mang tính cá nhân. Thế nhưng đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn, thì việc “giam hãm” số tiền lớn trong thời gian dài, khiến dư luận phải nghi ngờ sự trong sáng của người hô hào làm từ thiện. Lúc này, dù người làm từ thiện dùng bất cứ lý do gì để biện minh, cũng khó làm cho người khác phải tin.

Vì tin, những người hảo tâm mới đặt tấm lòng của mình nơi nghệ sĩ. Vì tin, nghệ sĩ mới huy động được hàng chục, hàng trăm tỉ cho hoạt động từ thiện. Thế nhưng trái với niềm tin của công chúng, việc tổ chức và điều phối các nguồn lực cứu trợ lại làm xói mòn lòng tin của biết bao người.

Cứu trợ không chỉ đòi hỏi đúng người mà còn phải kịp thời. Sau nửa năm, gần 14 tỉ đồng vẫn nằm “im như thóc” trong tài khoản. Nếu không truy vấn, thì không biết đến bao giờ nghệ sĩ mới nhắc đến số tiền này? Mới đem tấm lòng của người trao gửi đến với đồng bào lũ lụt?

“Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, loại trừ yếu tố nghệ sĩ ăn quỵt tiền từ thiện, việc “ngâm” số tiền quá lâu đã giảm ý nghĩa khẩn cấp của công tác cứu trợ. Vì việc này mà nghệ sĩ sụt giảm uy tín, công chúng cũng vì thế mà sẽ đắn đo khi trao gửi tấm lòng.

Hoạt động từ thiện tự thân đã là một hành vi văn hóa. Thế nhưng, không ít người chỉ coi từ thiện như một cách để đánh bóng tên tuổi, để người khác tung hô coi mình là người tốt.

Không thiếu gì những “tấm gương” dùng từ thiện để lòe thiên hạ. Năm 2020, “bồ tát sống” Nguyễn Thị Dương (vợ trùm giang hồ Đường “nhuệ” ở Thái Bình) bị bắt giam để điều tra về các tội danh cố ý gây thương tích và cưỡng đoạt tài sản.

Làm từ thiện cũng phải có văn hóa, thế nhưng dư luận không lạ gì những cuộc từ thiện mang tính khuếch trương đánh bóng thương hiệu. Bỏ ra một số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt, nhưng bản thân công ty lại nợ thuế đầm đìa, quỵt lương công nhân.

Một yếu tố văn hóa nữa của từ thiện là đem tấm lòng mình chia sẻ với người khác, không kèm theo mảy may mong cầu nào. Nhưng buồn nỗi, người đi làm từ thiện cứ nghĩ mình đang tạo phúc, để giời trả công, để mình bớt nghiệp. Cùng với đó là thói háo danh, sống ảo, dàn dựng chụp ảnh nhằm trưng cho thiên hạ thấy mình cũng tốt.

Làm từ thiện để khoe mẽ, để cầu phúc thì không khác nào hành động “trao đổi”. Lấy nỗi đau, sự cơ hàn của người khác để tạo phúc cho mình, để làm chất liệu đánh bóng tên tuổi bản thân là hành động độc ác và vô văn hóa.

Thế mới biết, làm từ thiện là một việc khó, không phải cứ vung tiền ra là xong!.

Minh họa/INT

Bóng cười - người khóc

GD&TĐ - Theo giải thích của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về các chất gây kích thích, bóng cười là một quả bóng bay được bơm khí N2O.
Ảnh minh họa ITN.

Trọn niềm vui

GD&TĐ - Trước đây, Tết Trung thu với nhiều học sinh vùng khó là điều xa vời, thậm chí các em không biết ý nghĩa của dịp này là gì.
Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.