Vấn đề tồn đọng trong giáo dục của các nước thu nhập thấp

GD&TĐ - Bất bình đẳng trong giáo dục được ghi nhận ở nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp.

Bất bình đẳng trong giáo dục là vấn đề của các nước thu nhập thấp.
Bất bình đẳng trong giáo dục là vấn đề của các nước thu nhập thấp.

Priyadarshani Joshi, chuyên gia giáo dục tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), mới đây đã chỉ ra hai vấn đề lớn đối với giáo dục ở những quốc gia thu nhập thấp dựa trên Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu của UNESCO trong những năm gần đây.

Theo bà Priyadarshani, nguồn kinh phí dành cho giáo dục ở những quốc gia này chưa đáp ứng được vai trò quan trọng của giáo dục. Cụ thể, Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu năm 2019 chỉ ra, khoảng 4,7 nghìn tỷ USD được chi cho giáo dục trên toàn thế giới hàng năm nhưng chỉ 0,5% trong số đó được chi ở các nước thu nhập thấp.

Để hoàn thành phổ cập giáo dục trung học vào năm 2030, các quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp cần phải tăng chi tiêu cho giáo dục từ 149 tỷ USD năm 2012 lên 340 tỷ USD vào năm 2030.

Bên cạnh đó, bất bình đẳng trong giáo dục được ghi nhận ở nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp.

Theo báo cáo năm 2020, khoảng 771 triệu người trưởng thành thiếu các kỹ năng đọc viết cơ bản vào năm 2020, trong đó nữ giới chiếm 63% số người trưởng thành mù chữ. Khoảng cách giới về tỷ lệ biết đọc, viết ở người trưởng thành tại Trung, Nam Á và châu Phi cận Sahara là lớn nhất thế giới.

Bà Priyadarshani nhận định, vấn đề chi tiêu cho giáo dục và bất bình đẳng giới đã tồn tại từ lâu ở các quốc gia thu nhập thấp nhưng vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Sau Covid-19, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ