Văn bằng 2: Cung, cầu gặp nhau

GD&TĐ - Lâu nay, văn bằng 2 vẫn được xem là cung - cầu đã gặp nhau. Nói như các chuyên gia, việc đào tạo văn bằng 2 góp phần đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân và nhu cầu về nhân lực cho xã hội.

Đào tạo văn bằng 2 góp phần đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Ảnh minh họa
Đào tạo văn bằng 2 góp phần đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Ảnh minh họa

Câu chuyện về bà Đào Thị Thư, 63 tuổi trúng tuyển vào ngành piano bậc ĐH chính quy Trường ĐH Văn Hiến trong những ngày qua đã tốn không ít giấy mực của báo chí. Năm 2016, bà Thư từng tốt nghiệp ĐH ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Hà Nội, khi đó bà đã 60 tuổi. Bà tâm sự: Việc học thêm một tấm bằng ĐH khi đã 63 tuổi nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập suốt đời của mình. Điều đó sẽ giúp cho bà có thêm nhiều kiến thức mới.

Hay như trường hợp cụ ông 68 tuổi ở TP Hồ Chí Minh; năm 2017 ông nhận bằng ĐH thứ 8 tại Trường ĐH Mở TPHCM. Sự kiện này cũng trở thành đề tài sôi nổi trên các mặt báo và diễn đàn mạng xã hội. Đáng chú ý, trong số 8 bằng đã nhận được, cụ ông này có 7 ngành theo học văn bằng 1 và một ngành văn bằng 2.

Thực tế, đâu đó cũng có những ý kiến chưa hài lòng về chất lượng đào tạo văn bằng 2, về việc này, việc kia nhưng rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận, từ việc đào tạo văn bằng 2 đã giúp cho nhiều người có cơ hội việc làm và thành công trong công việc.

Nhu cầu học tập là chính đáng và nhu cầu học ĐH cũng chưa bao giờ là muộn. Bởi trên thực tế, còn có hàng trăm hàng nghìn người có bằng ĐH rồi nhưng họ vẫn có nhu cầu học tiếp. Có nhiều lý do để tiếp tục sự học. Có thể do họ cảm thấy không thích lĩnh vực nghề nghiệp mà mình đã học trước đây, hoặc có thể kiến thức của họ đã có nhưng chưa đầy đủ; hoặc họ muốn nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm trong lương lai thông qua việc nâng cao kiến thức. Suy cho cùng cũng là để thỏa mãn đam mê, nhu cầu học tập và phục vụ cho công việc của cá nhân. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Còn nhớ, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã chỉ ra một số nhóm đối tượng có nhu cầu học tập, gồm: Những người đang nắm các cương vị lãnh đạo muốn phát triển năng lực, trí tuệ, củng cố vị trí và hoàn thiện mình; những người đang công tác trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng cuộc sống; những người đã về hưu muốn tìm đến các trường ĐH để đọc, nghe, học và tìm hiểu các chuyên đề phục vụ cho cuộc sống mới, có thể họ muốn khởi nghiệp, muốn tìm hiểu văn hóa ứng xử của người già, họ cũng muốn học các môn về nâng cao sức khỏe; cán bộ giảng dạy trong các trường ĐH muốn học liên tục để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu.

Và trong số các nhóm đối tượng có nhu cầu học tập nêu trên, chắc chắn có không ít người đã và đang học văn bằng 2 ĐH. Chính vì vậy, thiết nghĩ, các trường ĐH cần mở rộng cơ hội tiếp cận cho người học. Cần tính tới việc không hạn chế đầu vào, bởi mục đích chính là phục vụ chất lượng công việc ngày càng tốt hơn chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề văn bằng.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, khuyến khích không có nghĩa là buông lỏng mà phải đi kèm với kiểm định chất lượng. Đây cũng là lý do mà các chuyên gia đề nghị, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng GD nói chung và chất lượng đào tạo văn bằng 2 nói riêng. Mục tiêu cuối cùng là dạy - học có chất lượng, phục vụ đắc lực cho công việc, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng như nhu cầu của cá nhân người học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.