Vai trò của hiệu trưởng trong xây dựng trường học hạnh phúc

GD&TĐ - Trường học hạnh phúc được coi là hệ sinh thái bảo đảm thực hiện thành công chương trình giáo dục.

Ảnh minh họa ITN.
Ảnh minh họa ITN.

Trường học hạnh phúc đồng thời góp phần thực hiện bền vững các mục tiêu phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh mới.

Quyết tâm lớn

Mô hình trường học hạnh phúc - Happy Schools (THHP) lần đầu tiên được UNESCO khuyến cáo vào đầu năm 2017. Thay vì đánh giá chất lượng giảng dạy dựa trên thành tích và điểm số của học sinh, mô hình THHP lấy chỉ số hạnh phúc của học sinh làm thước đo.

Cụ thể, để có một trường học hạnh phúc thì cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa người với người, giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên, giáo viên với ban giám hiệu nhà trường, giáo viên với phụ huynh. Các quy trình, chính sách, hoạt động… được thiết kế để vận hành ngôi trường được xem xét có hợp lý hay không: Học sinh rất khó có được hạnh phúc khi phải đối mặt với bạo lực học đường, sự nặng nề của việc học… Cũng như thật khó để giáo viên kiến tạo lớp học hạnh phúc cho học trò của mình với một chương trình quá tải, áp lực thành tích đè nặng trên vai, các công cụ hỗ trợ, đồng lương thì ít ỏi. Những không gian vật chất lẫn không gian văn hóa giúp cho trường học là một môi trường an toàn, thân thiện với học sinh cũng là điều kiện cần để xây dựng THHP.

Ngày 22/4/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ phát động “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã có Hướng dẫn xây dựng Mô hình trường học hạnh phúc, với ba nhóm tiêu chí, gồm: Môi trường nhà trường và phát triển cá nhân; Dạy và học; Các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. Đó là những cơ sở trực tiếp để từ đó đến nay, phong trào xây dựng THHP được lan toả rất rộng rãi, được thực hiện ở rất nhiều cơ sở giáo dục, trường học.

Công tác xây dựng THHP không chỉ là mối quan tâm của nhiều nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo mà còn là mong muốn của nhiều học sinh, phụ huynh và toàn xã hội: Làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường với niềm vui, phấn khởi và quan hệ thầy trò ngày càng gắn bó, thân ái, tích cực để cùng phấn đấu vì mục tiêu chung: Giáo dục, đào tạo các thế hệ học sinh có sức khỏe, đạo đức, lý tưởng, tri thức, kỹ năng và niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống.

THHP được coi là hệ sinh thái bảo đảm thực hiện thành công Chương trình giáo dục, đồng thời góp phần thực hiện bền vững các mục tiêu phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh mới. Mô hình THHP là một thông điệp, quyết tâm lớn của ngành Giáo dục, truyền đi những tín hiệu tích cực, thể hiện nỗ lực không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra.

Học sinh Trường Tiểu học Đại Từ, Hà Nội. Ảnh minh họa

Học sinh Trường Tiểu học Đại Từ, Hà Nội. Ảnh minh họa

Dấu hiệu cản trở hạnh phúc

Theo quan sát những trường học cụ thể và các nghiên cứu gần đây về nhà trường cho thấy, những cải cách về chính sách đều đã giúp các trường trở nên chủ động hơn, tăng quyền hạn cho các hiệu trưởng (xem thêm Nghị định số 24/2021/NĐ-CP, quy định về việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Điều lệ trường học các cấp;…). Việc trường học được tự chủ, quyền hạn của hiệu trưởng tăng lên đi đôi với yêu cầu cao về năng lực, trách nhiệm. Ở một tiếp cận rất thực tiễn, điều kiện của rất nhiều trường học chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục.

Do đó, có một bộ phận hiệu trưởng gặp khó khăn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực thi kế hoạch nhiệm vụ vì năng lực hạn chế. Không ít hiệu trưởng bị mệt mỏi vì công việc quá tải, đồng thời họ cũng chưa có chiến lược thay đổi cách làm việc, chưa có kỹ năng cụ thể... Theo quan sát, hầu hết các hiệu trưởng đều phải làm việc ngoài giờ, đều gặp khó khăn khi thực hành thể dục bảo đảm sức khoẻ, và cảm thấy bị áp lực khi nhà trường có quá nhiều công việc…

Sự mệt mỏi của hiệu trưởng sẽ kéo theo hệ lụy về bầu không khí làm việc u ám, sự thiếu tập trung trong các hoạt động cần ưu tiên, sự lúng túng trong phối hợp… Những hệ lụy đó đều rất ảnh hưởng đến việc xây dựng THHP. Chúng tôi có dịp trao đổi với một số hiệu trưởng trong các khoá tập huấn và thực tế công tác tại các nhà trường nơi họ làm hiệu trưởng để thấy sự mệt mỏi này không phải cá biệt. Một cô hiệu trưởng của một trường mầm non ở Hà Nội kể rằng, gần như suốt hai năm học qua cô đã về nhà muộn, sau cả bữa ăn tối của gia đình. Nhà trường đạt nhiều thành tích, nhưng cô cảm thấy mình nên nghỉ công việc quản lý, vì nó đã làm cô quá mệt mỏi.

Còn trong nghiên cứu của nhóm chúng tôi về năng lực của các nhà trường, khi đánh giá vị trí của hiệu trưởng, chúng tôi nhận ra rằng, các hiệu trưởng nói riêng, các nhà trường nói chung phải thực hiện quá nhiều công việc. Có những công việc không nằm trong kế hoạch giáo dục - đến rất đột xuất và mang nhiều tính phong trào; sự thiếu khoa học, điều kiện thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn, về nhân sự, về tài chính, về cơ sở vật chất… và vô vàn nhiệm vụ khác làm họ rối bời, dẫn đến họ làm việc theo thói quen, thiếu đi việc truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.