Vai trò của hiệu trưởng trong mô hình sinh hoạt chuyên môn mới

GD&TĐ - Việc tổ chức mô hình sinh hoạt chuyên môn mới (SHCM) tại nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nhà trường. SHCM là trụ cột.

Sinh hoạt chuyên mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
Sinh hoạt chuyên mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Đó quan điểm của Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Bùi Thị Kim Chi.

Sinh hoạt chuyên môn là trụ cột

Theo kinh nghiệm của cô Chi, để thực hiện mô hình SHCM mới, Hiệu trưởng phải coi SHCM là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng việc học của học sinh. 

Phải làm sao để mọi giáo viên trong trường đều hiểu rõ, tin tưởng ý nghĩa, tầm quan trọng của SHCM, cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện.

Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đều phải cùng tham gia và phải thực hiện đúng kỹ thuật SHCM.Tất cả những ý tưởng sáng tạo, những hiểu biết mới về phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm đều được vận dụng, trải nghiệm trong SHCM. Sinh hoạt chuyên môn mới phải kiên trì thực hiện, thường xuyên, liên tục.

Vai trò của Hiệu trưởng

Cùng theo cô Chi, Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch, phải kiên định với sinh hoạt chuyên môn mới, phải tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho giáo viên dạy minh họa, phái tạo được không khí gần gũi, thân thiện, cởi mởi của buổi thảo luận.

Cần thay đổi thói quen của người dự giờ (ghi chép, quan sát,..); xây dựng thói quen lắng nghe tích cực và phá vỡ thói quen thảo luận tiêu cực. Và vấn đề quan trọng là hiệu trưởng cần giúp giáo viên nhận thấy các vấn đề của họ trong các bài dạy.

Nhiệm vụ của giáo viên

Cô Chi cho rằng, không ai khác, giáo viên phải là người nắm rõ mục đích ý nghĩa của SHCM mới và phải có cái nhìn tích cực và tin tưởng vào đồng nghiệp, cởi mở để học hỏi đồng nghiệp.

Cần thay đổi thói quen khi dự giờ, thay đổi thói quen thảo luận tiêu cực, có thói quen lắng nghe. Chủ động nghiên cứu thêm tài liệu và vận dụng bài học từ thực tế vào bài dạy hàng ngày,…

Kinh nghiệm từ thực tiễn

Là Hiệu trưởng với vai trò nòng cốt chuyên môn nhà trường, sau khi nghiên cứu và mạnh dạn đưa vào thực hiện mô hình “Sinh hoạt chuyên mới” tại nhà trường năm học 2011 - 2012 đạt hiệu quả đáng kể. 

Năm học 2012 - 2013, cô Chi tiếp tục áp dụng với các giải pháp có chiều sâu, đặc biệt tới hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn theo mô hình sinh hoạt chuyên môn mới là giáo viên tự suy ngẫm qua tiết dạy minh họa để có giải pháp sáng tạo, linh hoạt thiết kế lại bài học để đảm bảo tất cả học sinh được học và việc học có ý nghĩa với tất cả học sinh.

Bài học kinh nghiệm sâu sắc được cô Chi rút ra đó là: Mỗi nhà quản lý cần tập trung sức lực, trí tuệ, khả năng tự học, tự nghiên cứu trên mọi phương diện, kết hợp bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ và trau dồi kinh nghiệm để không ngừng đổi mới công tác quản lý.

Hiệu trưởng phải là người kiên định, trong việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn mới vì khi tổ chức có thể dễ thất bại trong những buổi đầu do thiếu kinh nghiệm cả vể phía người điều hành đến người dạy minh hoạ, người dự giờ.

Mặt khác, đa số giáo viên đã và đang bằng lòng với nền nếp sinh hoạt chuyên môn truyền thống. Vì vậy, một bộ phận giáo viên ngại thay đổi, bộ phận khác khó thích ứng và có thể có sự phản đối hoặc không đồng tình ủng hộ, có thể bị trượt về lối sinh hoạt chuyên môn truyền thống…

Mô hình SHCM mới có thể khó tiếp cận vì nó đòi hỏi kĩ năng lắng nghe, quan sát, tư duy, ghi chép và chia sẻ của người dự giờ ở một tầm cao mới (tư duy linh hoạt nhiều chiều, kỹ năng quan sát, lắng nghe kết hợp với tư duy phán đoán tổng hợp và trọng tâm…). 

Vì vậy, người hiệu trưởng phải có cái nhìn thấu đáo, rộng lượng, kiên trì, mềm mỏng, linh hoạt để thay đổi thói quen truyền thống khi dự giờ, chia sẻ. Có thể chấp nhận những rủi ro ban đầu khi mới triển khai thực hiện…”.

“Trên nền tảng của đội ngũ giáo viên có phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm cùng với chiến lược phát triển nhà trường, sự đồng thuận của tập thể thì việc tổ chức mô hình SHCM mới sẽ thành công và mang đến cơ hội học tập thực sự, có ý nghĩa cho tất cả học sinh; đồng thời phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên, góp phần thay đổi văn hoá nhà trường” – cô Chi chia sẻ.

 Được tham gia sinh hoạt theo mô hình sinh hoạt chuyên môn mới, giáo viên đã thay đổi về nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn và đặc biệt cải thiện, tăng cường được mối quan hệ giữa hiệu trưởng với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh và nhà trường với cha mẹ học sinh. 

Giáo viên đã chủ động trong việc thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Nhiều giáo viên đã linh hoạt áp dụng giờ dạy chuyên đề với các tiết học và tổ chức các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp. Phát huy được sự năng động, sáng tạo của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh trong dạy học và tổ chức các hoạt động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.