Tổng cộng có 60 người tình nguyện khỏe mạnh sẽ được tiêm chủng ngừa vào tháng tới trong một thử nghiệm do các nhà khoa học của ĐH Oxford thực hiện. Nếu vắc xin hoạt động hiệu quả, cuộc thử nghiệm sẽ mở rộng đến 80 người ở Gambia và Mali.
Số liệu mới nhất cho thấy có hơn 1.550 người đã chết vì virus và 3.000 trường hợp xác nhận là dương tính với Ebola, chủ yếu ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Đây là đại dịch tồi tệ nhất kể từ khi căn bệnh này xuất hiện lần đầu tiên cách đây 38 năm và WHO dự đoán dịch bệnh sẽ bùng nổ kéo dài nhiều tháng, ảnh hưởng đến ít nhất là 20.000 người.
Vắc xin mới có chứa một loại protein từ chủng virus Ebola ở Tây Phi, bất kỳ ai tiêm nó sẽ có thể ngăn ngừa sự tấn công virus Ebola.
Các thử nghiệm mới sẽ được dẫn dắt bởi GS AdrianHill thuộc Viện Jennertại Đại học Oxford. Ông cho biết: “Những sự kiện bi thảm đang diễn ra ở châu Phi đòi hỏi một phản ứng khẩn cấp. Trong những năm gần đây, những vắc xin tương tự đã được tiêm chủng ở trẻ sơ sinh và người lớn một cách an toàn chống lại một loạt các căn bệnh như sốt rét, viêm gan C. Chúng tôi rất lạc quan rằng loại vắc xin mới này có thể hữu hiệu đối với Ebola”.
Vắc xin này được phát triển đồng thời bởi Viện Quốc gia Y tế (NIH) và dược phẩm khổng lồ GlaxoSmithKline (GSK) cùng với một loại vắc xin có chứa protein chống lại cả chủng Tây Phi và Sudan hiện đang được thử nghiệm tại Mỹ.
Loại vắc-xin mới này hoàn toàn khác với thuốc y học thực nghiệm ZMapp được sử dụng để điều trị William Pooley - Y tá người Anh đầu tiên nhiễm virus trong khi đang làm việc tại một trung tâm y tế ở Sierra Leone
Sáng kiến của Anh được hỗ trợ một khoản trợ cấp 2.800.000 bảng Anh từ Wellcome Trust, Hội đồng nghiên cưúY tế và Bộ Phát triển Quốc tế. Tài trợ của Hiệp hội sẽ cho phép GSK bắt đầu sản xuất khoảng 10.000 liều vắc xin cùng lúc với thử nghiệm lâm sàng ban đầu.
GS Hill cho biết thành công của cả hai giai đoạn thử nghiệmở người tình nguyện khỏe mạnh có nghĩa là vắc xin sẽ sẵn sàng để sử dụng quy mô lớn vào đầu năm 2015.
Giám đốc Y tế Dame Sally Davies cho biết cô rất hài lòng vì GSKđã chọnVương quốc Anh áp dụng cho giai đoạn đầu của thử nghiệm trên người cho việc chủng ngừa.