Vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ca Covid-19 trẻ em nặng

GD&TĐ - Đó là nhấn mạnh của PGS. TS. BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh khi ông chia sẻ về kinh nghiệm trong việc phòng chống Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

PGS. TS. BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: VGP.
PGS. TS. BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: VGP.

Thông tin được PGS. TS. BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ tại tọa đàm “Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em - Những lưu ý quan trọng” được tổ chức bởi Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

PGS. TS. BS Nguyễn Thanh Hùng cho biết, vắc xin là vũ khí để chiến thắng trong cuộc chiến Covid-19. Tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong cả năm 2021 và đặc biệt là từ tháng 7/2021, đã trong đỉnh dịch. Với hơn 30 năm trong ngành y, lần đầu tiên tôi chứng kiến trận dịch ngoài sức tưởng tượng.

Trong cuộc chiến này, vắc xin đóng vai trò rất quan trọng, bao phủ được 2 mũi vắc xin cho người lớn và đến mũi thứ 3 chúng ta thấy hiệu quả của vắc xin. Ngoài những công tác khác thì vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm số người mắc Covid-19.

Sau chuyện người lớn được tiêm vắc xin thì sự lo lắng dồn qua trẻ em dưới 18 tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng kể: "Tôi nhớ khoảng tháng 10/2021, nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước đến Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người dân gọi điện thoại cho bác sĩ quan tâm đề xuất với Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Y tế tiêm cho các cháu dưới 18 tuổi."

Đặc biệt là các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch mà ở nhà người thân chưa được tiêm. Các cháu học sinh nghỉ học bị tác động nhiều bởi tâm sinh lý, phụ huynh muốn con em được đi học bình thường, sinh hoạt như người lớn. Một trong những điều làm cho người dân yên tâm là sớm tiêm cho các cháu."

"Qua kiến nghị của người dân và cử tri, Chính phủ đã triển khai tiêm cho các cháu dưới 18 tuổi, đây là chủ trương vô cùng đúng đắn. Đã có cơ sở thực tiễn từ các nước tiến bộ như Mỹ và châu Âu.

Ở Việt Nam, đây là điều thể hiện Nhà nước, Chính phủ quan tâm đến người dân." - Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng nói.

Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng cho biết, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai tiêm cho các cháu từ 12-18 tuổi 100% an toàn. Hiện trường học mở cửa trở lại. Học sinh từ lớp 6 đến 12 yên tâm đi học.

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 7/2021, điều trị hơn 2.000 ca Covid-19, trong đó trẻ em từ sơ sinh đến dưới 18 tuổi là 1.100 trường hợp. Sau tiêm cho trẻ từ 12-18 tuổi từ tháng 11/2021, số nhập viện giảm hẳn.

Cụ thể tháng 11/2021, có 163 trường hợp các cháu nhập viện; tháng 12/2021: 150 trường hợp. Đến tháng 1/2022 chỉ có 75 trường hợp.

Có nhiều yếu tố dẫn đến trẻ em nặng nhập viện giảm. Tuy nhiên tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ca mắc và nhập viện.

Đánh giá như thế nào về điều trị cho trẻ em nhiễm Covid-19 trong thời gian qua, PGS. TS. BS Nguyễn Thanh Hùng cho biết, trong đợt dịch thứ 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam thì bất cứ chuyên khoa nào cũng xông ra tuyến đầu. Đối tượng tiếp nhận đầu tiên là người lớn chứ chưa phải trẻ em.

"Ngay từ đầu, lực lượng y tế Thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ nhi đã được tiếp xúc, cọ xát, từ việc điều trị cho người lớn. Với kinh nghiệm quý báu từ việc điều trị Covid-19 cho người lớn, các bác sĩ nhi Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các đồng nghiệp của 9 tỉnh phía nam và Hà Nội đã nhanh chóng soạn ra phác đồ điều trị cho trẻ em dựa, tham khảo kinh nghiệm của thế giới.

Đứng về mặt phác đồ điều trị cho trẻ em là chúng ta có sự thống nhất sớm. Khi có điều trị thống nhất, chúng tôi tập huấn cho tất cả cán bộ, bác sĩ điều trị cách nhận biết Covid-19 sớm, phân loại điều trị, bố trí điều trị và tổ chức điều trị." - Bác sĩ Hùng chia sẻ.

"Đặc biệt là cơ sở điều trị, 3 bệnh viện nhi của Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động thành lập khoa điều trị Covid-19 đầy đủ trang thiết bị y tế, máy móc cũng như vật tư tiêu hao để phân loại và điều trị ngay các cháu.

Đối với điều trị Covid-19 cho trẻ em, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có cách phân loại điều trị ở từng tuyến. Với kinh nghiệm nhiều năm của bác sĩ chuyên khoa nhi, đã triển khai khá thành công, tỉ lệ tử vong thấp." - Bác sĩ Hùng thông tin thêm.

So sánh trong điều trị cho trẻ em đã tiêm chủng so với trẻ em chưa tiêm chủng, PGS. TS. BS Nguyễn Thanh Hùng nhận định, trẻ em tiêm chủng trên cả nước là từ 12-18 tuổi thì số ca nhập viện ở Thành phố Hồ Chí Minh thấp. Ví dụ tháng 12/2021 chỉ nhận 3 ca trẻ em từ 12-18 tuổi. Tháng 1/2022 chỉ có 1 ca và ca này chưa được tiêm vắc xin, bị tổn thương đa cơ quan mặc dù được hồi sức và cứu chữa tích cực nhưng không qua khỏi. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.