Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore đã khảo sát thói quen uống trà của 957 người trên 55 tuổi trong hơn 12 năm.
Dữ liệu cho thấy tiêu thụ trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Những người mang gen mất trí nhớ có thể giảm 86 % nguy cơ hình thành mảng bám beta - amyloid (kích hoạt rối loạn nhận thức), theo tờ Fox News.
Tiến sĩ Feng Lei cho biết uống trà hàng ngày có thể giảm nguy cơ phát triển rối loạn nhận thức thần kinh của một người trong giai đoạn cuối đời.
Một nghiên cứu năm 2014 công bố trên tạp chí Psychology, uống trà xanh thường xuyên giúp cải thiện chức năng nhận thức và có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí.
Dữ liệu MRI cũng cho thấy những bệnh nhân uống nước chiết xuất từ trà xanh, não của họ hoạt động tăng lên ở các khu vực liên quan đến chức năng bộ nhớ.
Phân tích dữ liệu khác với 2.500 người tham gia, ông Feng Lei cho hay những người uống từ hai đến ba tách trà mỗi ngày giảm 55 % nguy cơ mất trí nhớ và giảm 63% với người dùng 6 đến 10 cốc mỗi ngày.
Nghiên cứu cũng cho thấy các hợp chất trong lá trà giúp cơ thể giảm mức cholesterol, cục máu đông và nguy cơ ung thư khởi phát.
Một số tác dụng khác của việc uống trà xanh
Giảm cân
Trà xanh có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà giúp làm tăng lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường khả năng phân giải mỡ thừa.
Các vitamin trong trà giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng mình.
Giảm stress
Các thiamine trong trà xanh đã được chứng minh để tạo ra một tác dụng làm dịu bớt căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng bạn có thể uống thử một tách trà và cảm nhận sự khác biệt. Trà xanh khử chất caffein và bạn có thể uống trà xanh thay thế cafe.
Đào thải độc tố
Trà xanh cũng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng là một thuốc lợi tiểu và giúp làm giảm khả năng tích nước. Tác dụng lợi tiểu của trà xanh đã được sử dụng nhiều thế kỷ giúp thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Duy trì uống trà xanh hằng ngày giúp ngăn chặn sự tích nước trong cơ thể.
Lợi tiểu, giảm huyết áp
Uống trà xanh giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.
Chống lão hóa
Rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình trà xanh có tác dụng chống lão hóa nhờ các chất vitamin và amino acids khác nhau. Do vậy, uống trà xanh thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B...
Uống trà một thời gian dài có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường sống thọ và sắc mặt hồng hào.
Khi uống trà, cần nhớ những nguyên tắc sau:
- Tránh uống trà khi đói: Lý do là bởi trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…Điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.
- Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.
- Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.
- Tránh pha trà lại nhiều lần: Khi đó các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn.
- Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.
- Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. . hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.
- Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
- Tránh uống nước trà đã để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
- Tránh uống trà quá đặc: Trà đặc sẽ đẩy sự hưng phấn của cơ thể bạn lên quá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tim mạch và thần kinh. Những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú uống nước chè đặc sữa cũng ít đi.
- Tránh kết hợp đường với nước trà vì có thể làm mất chất dinh dưỡng, hương vị và tác dụng của nó. Nếu thích ngọt, có thể cho mật ong thay đường và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà. -Tránh uống trà trước khi đi ngủ: Điều này đối với những người mới uống trà lại càng quan trọng. Rất nhiều người đã không thể ngủ được sau khi uống trà trước khi lên giường ngủ.
- Phụ nữ trong thời kỳ "đèn đỏ" không uống trà xanh: Uống trà xanh vào giai đoạn này sẽ khiến người phụ nữ bị mất máu nhiều hơn. Hơn nữa, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt thường hay xuất hiện triệu chứng bị táo bón.
Chất Tannin có trong trà xanh cũng sẽ làm cho triệu chứng táo bón xuất hiện nhiều hơn. Thêm vào đó, kích thích tạo ra hiện tượng rong kinh, đau bụng và những phản ứng không có lợi cho cơ thể người phụ nữ.