Ứng viên Tổng thống Mỹ thừa nhận vũ khí hạt nhân và tên lửa siêu thanh

GD&TĐ - Ứng cử viên tổng thống Mỹ Vivek Ramaswamy cho biết, vũ khí hạt nhân và tên lửa siêu thanh của Nga vượt trội so với Mỹ.

Ông Vivek Ramaswamy.
Ông Vivek Ramaswamy.

Thừa nhận

Tuyên bố được ông Vivek Ramaswamy đưa ra khi phát biểu tại một sự kiện tranh cử ở New Hampshire: "Nga có vũ khí hạt nhân và tên lửa siêu thanh tốt hơn chúng ta rất nhiều".

Ứng cử viên Ramaswami cũng nhấn mạnh mối đe dọa chính đối với Mỹ là liên minh giữa Nga và Trung Quốc, và bằng cách tài trợ cho Ukraine, Nhà Trắng chỉ đang làm cho liên minh này trở nên mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra ông nói thêm rằng, việc Kiev nhận được số tiền lớn nhưng vẫn chưa đạt được gì nên việc hỗ trợ thêm chỉ đơn giản là vô nghĩa.

Cùng với thừa nhận của ông Ramaswami, cựu sĩ quan tình báo quân sự Mỹ Scott Ritter cũng cho rằng, Mỹ sẽ phải chấp nhận việc Nga chiếm ưu thế về hạt nhân, nếu không sẽ phải bước vào cuộc chạy đua vô nghĩa.

"Thất bại của các biện pháp răn đe hạt nhân chiến lược truyền thống của Mỹ và Anh hoàn toàn tương phản với hàng loạt cuộc thử nghiệm thành công do Nga thực hiện", ông Ritter nhận định.

Ông Ritter đề cập đến thành công của Nga trong các vụ phóng tên lửa Bulava từ tàu ngầm Borei, các cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa chiến lược Yars, cũng như vụ phóng thử tên lửa hành trình có tầm bắn không giới hạn Burevestnik.

Sĩ quan tình báo Mỹ cho rằng Nga sẽ tiếp tục các chương trình hiện đại hóa hạt nhân hiện tại, đặc biệt là trong điều kiện nước này không còn bị hạn chế bởi bất cứ điều gì sau khi rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược.

Theo ông, tình trạng này sẽ làm phức tạp thêm việc phát triển lực lượng hạt nhân của Mỹ và Anh, hai nước sẽ buộc phải chi hàng trăm tỷ USD nhưng vẫn sẽ thua kém Nga.

Ritter lưu ý các chính trị gia Mỹ sẽ phải nhận ra thực tế mới và thích nghi với nó, nếu không Mỹ có thể phải lâm vào một cuộc chạy đua vũ trang vô nghĩa mà nước này không có khả năng giành chiến thắng.

"Thời kỳ chiếm ưu thế hạt nhân không thể phủ nhận của Mỹ đã kết thúc", nhà phân tích Mỹ nhấn mạnh.

Đối thủ đứng sau

Ưu thế hạt nhân của Nga so với Mỹ và các đối thủ đã được Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev khẳng định, Nga đã vượt qua các đối thủ trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân.

Tuyên bố được ông Nikolai Patrushev đưa ra khi phát biểu tại Diễn đàn và Triển lãm EXPO Quốc tế Nga tại Trung tâm Triển lãm Toàn Nga (VDNKh) ở Moscow giữa tháng 11.

Ông nhấn mạnh rằng việc thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia của Nga đã góp phần duy trì ổn định nội bộ, sự phát triển tiềm năng kinh tế, chính trị, quân sự và tinh thần của Nga.

"Lần đầu tiên trong lịch sử vũ khí tên lửa hạt nhân, Nga đã vượt qua các đối thủ trong lĩnh vực này và trở thành nước sở hữu vũ khí chiến lược độc nhất, bao gồm cả vũ khí siêu thanh, sẽ đảm bảo an ninh trong nhiều thập kỷ tới", ông Patrushev nói.

Theo chuyên gia quân sự Nga, Vladislav Shurygin, việc Nga dẫn đầu trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân là rất cần thiết để bảo vệ đất nước trước những động thái gần đây của Mỹ liên quan đến vấn đề này.

"Người Mỹ thường xuyên đình chỉ thị thực đối với các thanh sát viên của chúng tôi. Người Mỹ thường xuyên chặn các nỗ lực của chúng tôi, bao gồm cả những nỗ lực liên quan đến việc thực hiện thỏa thuận bầu trời mở trong các chuyến nghiên cứu của chúng tôi.

Và theo đó, cũng có một danh sách toàn bộ mọi thứ không phù hợp với chúng tôi. Chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi người Mỹ về chủ đề này, nhưng họ đã tránh giải quyết những vấn đề này bằng mọi cách có thể.

Trong trường hợp này, họ chỉ đơn giản sử dụng một phần của thỏa thuận có lợi cho họ, cụ thể là thu thập thông tin chiến lược về vị trí của các lực lượng hạt nhân chiến lược của chúng tôi, tương ứng, về các hoạt động di chuyển của họ, về bất kỳ vụ phóng, thử nghiệm nào.

Trên thực tế, họ giải thích nó và sử dụng nó một cách rõ ràng vì lợi ích của họ. Điều này, tất nhiên, không phù hợp với chúng tôi. Chúng tôi đã cảnh báo, và cho biết tình hình trở nên trầm trọng như thế nào, chúng tôi đã thoát khỏi Hiệp ước New START", Vladislav Shurygin nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ