Ứng dụng trò chơi trực tuyến vào giờ dạy Ngữ văn

GD&TĐ - Sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến tốc độ phát triển của trò chơi trực tuyến trên các trang web rất nhanh. Trước thực tế trên, với mong muốn chuyển niềm say mê chơi game của học sinh (HS) sang mê học Văn, chúng tôi đã thử nghiệm kết hợp việc dạy - học Văn vào các trò chơi trực tuyến nhằm tạo nên một giờ học sinh động.

Trò chơi Kahoot
Trò chơi Kahoot

Các trò chơi trực tuyến đã được ứng dụng như sau:

Kahoot 

Kahoot được sử dụng trong hệ thống lớp học tương tác, và câu hỏi sẽ được chiếu trên một màn hình chung. Tất cả người chơi sẽ sử dụng thiết bị của họ (điện thoại thông minh, laptop, PC...) để trả lời các câu hỏi do giáo viên (GV) đưa ra. Những câu hỏi này có thể được tính điểm, và người chơi trả lời nhanh nhất sẽ được cộng điểm thưởng. Điểm sau đó sẽ hiển thị trên bảng thành tích sau mỗi câu hỏi.

Thiết lập tài khoản Kahoot

Trước hết, GV cần đăng ký tài khoản Kahoot tại địa chỉ GetKahoot.com. Sau đó tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm cho riêng mình hoặc chọn trong thư viện được chia sẻ bởi cộng đồng.

Những cách ứng dụng Kahoot hiệu quả

Đọc hiểu: Sau khi hướng dẫn lớp đọc, tìm hiểu một câu chuyện, bài viết hay một chương trong sách, Kahoot sẽ giúp GV ôn tập những điểm HS cần ghi nhớ.

Ôn luyện từ vựng: GV có thể tạo một trò chơi với danh sách các từ vựng cần ôn luyện, khi HS được lặp đi lặp lại nhiều lần các câu hỏi ôn tập đó thì sẽ nhớ lâu hơn và việc dạy - học cũng hào hứng hơn.

Minh họa hình ảnh: GV có thể làm sinh động câu hỏi hơn bằng các ảnh minh hoạ, sơ đồ,… Mỗi hình ảnh có thể được tải từ máy tính hoặc từ Internet để đặt câu hỏi trong Kahoot.

Thảo luận ngắn:Với Kahoot, GV có thể tạo nhanh các câu hỏi để thảo luận nhanh vấn đề thời sự nào đó, giúp HS chủ động tương tác hơn.

Plickers

Website: https://get.plickers.com/. Đăng nhập: https://www.plickers.com/signup (có thể dùng Gmail để đăng nhập).

Cách chơi: Đăng nhập vào app trên điện thoại với cùng một tài khoản.Chọn Class.

Nhấp vào Play Now trên máy tính, hoặc dùng điện thoại để điều khiển đều được.

Chọn hình tròn xanh trên điện thoại để quét các đáp án của người chơi, nút đỏ để quay về, nút bên phải để theo dõi tất cả người chơi đã trả lời hay chưa, nút bên trái là biểu đồ người chơi nào chọn câu nào.

Chọn REVEAL ANSWER trên máy tính để hiện đáp án.

Ngoài ra còn có các lựa chọn khác trong Display option, có thể tùy chọn theo mong muốn.

Khi đã chơi xong, vào REPORTS để coi điểm các HS (chỉ có điểm theo từng set).

Trò chơi Plickers
Trò chơi Plickers 

Quizizz

Là một trò chơi khá phổ biến ở các nước Âu - Mỹ. Thích hợp cho ứng dụng giải trí vào việc học tập.

Vào trang “quizizz.com” để đăng kí tài khoản bằng email.

Nhận xét về trò chơi: Giao diện trò chơi đẹp. Âm thanh sống động.Trò chơi mới lạ, khác với các trò chơi khác. Câu hỏi và đáp án hiển thị trên màn hình thiết bị người chơi mà không phụ thuộc vào máy chủ.Mỗi người chơi có một tiến trình chơi riêng, thứ tự các lựa chọn trả lời khác nhau.

Khi đang chơi, người chơi có thể nhìn thấy thứ tự của mình ở từng câu. Sau khi kết thúc trò chơi có bảng xếp thứ hạng người chơi, có các thống kê chi tiết (tỉ lệ số người có đáp án đúng-sai, trung bình khoảng thời gian trả lời cho một câu hỏi, hiển thị những trả lời đúng - sai của từng người chơi, giúp máy chủ có thể kiểm soát được chất lượng).

Nearpod

Nearpod là một ứng dụng giáo dục miễn phí cho phép các GV, trường học có quyền truy cập vào một loạt các thiết bị di động hoặc máy tính trong lớp học, từ đó có thể quản lý toàn bộ nội dung trên các thiết bị của HS.

Phầm mềm Nearpod được thiết kế dành cho cả GV và HS. Tất nhiên, quyền truy cập và mức độ cung cấp thông tin cá nhân sẽ tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn chế độ nào.

Ví dụ, ở chế độ GV, người dùng sẽ có thể truy cập thoải mái vào trình duyệt mà không lo bị kiểm soát. Còn đối với chế độ HS, sau khi được giáo viên cung cấp mã PIN và đăng nhập vào phần mềm Nearpod, tất cả những thao tác truy cập vào trình duyệt của HS sẽ được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của GV.

Tính năng nổi bật của Nearpod

Thuyết trình bằng Nearpod: Tạo các slide mới hoặc chuyển các bài thuyết trình Powerpoint, Google Slides hoặc file PDF thành các bài thuyết trình Nearpod tương tác. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể lấy nội dung từ thư viện để tìm kiếm các bài thuyết trình tiêu biểu, xuất sắc từ GV hoặc các nhà xuất bản uy tín.

Chia sẻ và đồng bộ các bài thuyết trình trên bất kỳ thiết bị nào để tăng tính tương tác như câu đố, video, poll thăm dò, công cụ vẽ và nhiều hơn thế nữa.

Đánh giá câu trả lời của HS theo thời gian thực.

Đăng ký tài khoản Nearpod.

Tải ứng dụng Nearpod hoặc truy cập Nearpod qua web (nearpod.com). Có thể tạo một tài khoản Nearpod miễn phí bằng cách sử dụng đăng nhập Google, Facebook hoặc tạo một đăng nhập mới với Nearpod. Bước tạo tài khoản rất nhanh. Chọn “Sign Up For Free”.

HS (người tham gia bài học) sẽ không cần tạo tài khoản để truy cập các bài học.

Proprofs

(Đây là trang web lưu trữ hơn 100.000 câu đố và nội dung eLearning khác trên trang. Link trang chủ: https://www.proprofs.com).

Cách tạo game: Tạo một tài khoản trên trang chủ bằng cách sử dụng gmail và số điện thoại. Sau đó bấm vào “products” rồi chọn “Quiz maker” là có thể tạo một trò chơi với nhiều chức năng. Ngoài ra web này còn có khả năng làm nhiều thứ khác như “training, knowledge Base…”.

https://quiz.proprofs.com/how-do-i-create-a-multiple-choice-quiz

Link trên có hướng dẫn cơ bản cách tạo game. Cũng có thể bấm “Create a Quiz” để tạo quiz.

*

GV cần nghiên cứu dự kiến các loại trò chơi, các yêu cầu cũng như nội dung kiến thức cần chuyển tải. Yêu cầu HS chuẩn bị nội dung bài học ở nhà, còn GV chuẩn bị các phiếu theo dõi quá trình học tập của HS làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá được khách quan, tạo động cơ học tập tốt.

Căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy, GV có thể sưu tầm và thiết kế các loại trò chơi cho từng bài thuộc từng phần học và nghiên cứu sử dụng phối hợp giữa kỹ thuật sử dụng trò chơi dạy học và các kỹ thuật dạy học khác.

Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho dạy học theo xu hướng hiện nay như các phòng chức năng, thiết bị; mua các phần mềm bản quyền; phòng học có kết nối Internet; có chính sách động viên cho cán bộ, GV thiết kế các phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.