Ứng dụng tế bào gốc điều trị ung thư, phòng chống bệnh lão hóa

GD&TĐ - Tế bào gốc (stem cells) là tế bào mầm, tế bào nguyên thủy hay tế bào nền móng là loại tế bào có thể tạo ra tất cả các loại tế bào trong cơ thể.

Phòng lab tế bào tại Bệnh viện Quốc tế DNA. Ảnh: VnExpress.
Phòng lab tế bào tại Bệnh viện Quốc tế DNA. Ảnh: VnExpress.

Năm 2016 Yoshonori Osumi Nhật Bản, nghiên cứu thành công cơ chế phân tách và tái tạo tế bào, ứng dụng trong điều trị bệnh hiểm nghèo như Ung thư, các bệnh truyền nhiễm, rối loạn miễn dịch và thoái hóa thần kinh.

Ông đã được nhận giải Nobel về y học năm 2016. Tế bào gốc đang ngày càng trở thành triển vọng trong điều trị các bệnh lý.

Dược sĩ Yoji Kishi –  Giám đốc Công ty Kintaro Cells Power và chuyên gia nghiên cứu về y học, công nghệ sinh học tại Nhật Bản cho biết: Việc tìm ra tế bào gốc là thành tựu quan trọng của y học, mở ra một kỷ nguyên mới của y học tái tạo.

Bản chất của tế bào gốc là tế bào trung mô, chưa biệt hóa, nhưng được cơ thể sống lập trình về cấu tạo, chức năng của tế bào và các tổ chức của toàn bộ cơ thể.

Khi các tế bào, các mô bị tổn thương thoái hóa do bất kỳ nguyên nhân nào, tế bào gốc được huy động đến để sửa chữa, hoặc tạo tế bào mới thay thế tế bào chết, lập lại chức năng bìn thường của tổ chức, cơ quan đó.

Trong cơ thể con người khi sinh ra có lượng tế bào nhất định, nhưng do thời gian, tế bào gốc đó suy giảm nhiều về số lượng do phải tái tạo tế bào bị tổn thương và cũng có sự lão hóa tế bào gốc.

Vì vậy, các nhà khoa học đã đưa tế bào gốc khỏe mạnh vào cơ thể con người giúp điều trị các bệnh mãn tính và chống lão hóa, tái tạo các tổ chức các tế bào bị tổn thương, bị chết.

Dược sĩ Yoji Kishi cho biết thêm, đầu tiên người ta sử dụng tế bào gốc của phôi thai cừu, hươu các động vật khác và phôi người, nhưng việc này đã có phản đối vì đã hủy diệt sự sống của phôi thai.

Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được các tế bào gốc của tủy xương người hiến tạng khỏe mạnh và đã sử dụng thành công điều trị hồi phục đột quỵ, các tổn thương thần kinh, tủy sống…

Có thể nói, khả năng của tế bào gốc là không giới hạn. Vì thế giải Nobel 2012 và 2016 đã thuộc về các nhà khoa học Nhật Bản do các công trình nghiên cứu về tế bào gốc.

“Các tế bào gốc thực sự chỉ có thể bảo quản trong vòng 24-48 giờ, sau đó sẽ bị phân hủy. Các tế bào đặc biệt trong cơ thể có thể nhân lên và biệt hoá thành các tế bào khác, ví dụ: xương, cơ.

Khi cơ thể bị thương, các tế bào gốc sẽ được cơ thể kích hoạt. Các tế bào gốc sẽ di chuyển đến vị trí bị thương và chuyển thành các tế bào mới thay thế các tế bào bị tổn thương.

Tế bào gốc không chỉ xuất hiện từ phôi thai, mà tủy xương là nguồn tốt của tế bào gốc sống. Tế bào gốc trẻ sẽ có hiệu quả hơn.

Tế bào gốc di chuyển một cách tự nhiên đến các bộ phận bị tổn thương trong cơ thể. Tế bào gốc sống sẽ cung cấp việc điều trị hiệu quả và lâu dài hơn”, Dược sĩ Yoji Kishi nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.