Theo tuyên bố của Công ước Cấm mìn sát thương, Hy Lạp và Ukraine vốn là những nước chưa hoàn thành nghĩa vụ tiêu hủy các kho dự trữ mìn và vẫn không tuân thủ các điều khoản của công ước.
Theo các thành viên của hội nghị, Hy Lạp sẽ bắt đầu công việc tiêu hủy mìn sau khi ký hợp đồng mới với công ty ở Croatia. Theo đó sẽ phá hủy 300.000 quả mìn còn lại trong vòng 18 tháng.
Trong khi đó, Ukraine có hơn 3,3 triệu mìn "cánh hoa", lẽ ra phải bị phá hủy trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Đồng thời, đại diện Kiev đảm bảo rằng trong báo cáo gửi các bên tham gia Công ước vào ngày 30/4/2023, họ có thể đưa ra đánh giá mới về kho dự trữ mìn còn lại trong nước.
Các nước cộng hòa Donestk và Lugansk (DPR và LPR) đã nhiều lần tuyên bố quân đội Ukraine sử dụng bom chùm chứa đầy mìn “cánh hoa” trong các cuộc pháo kích. Theo đó, những quả đạn này bay trên những khu vực rộng lớn và gây ra mối đe dọa cho dân thường.
Năm 2005, Quốc hội Ukraine thông qua luật phê chuẩn Công ước về Cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao mìn sát thương và phá hủy chúng (Công ước Ottawa).
Mục đích của công ước là khắc phục hậu quả của việc sử dụng mìn sát thương bừa bãi và quy mô lớn. Các điều khoản của công ước quy định cấm hoàn toàn và bỏ loại vũ khí này.