Tỷ lệ lao động Việt Nam ra nước ngoài bỏ trốn giảm mạnh

GD&TĐ - Sáng 15/8, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Văn Lâm, tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về việc lao động Việt Nam ra nước ngoài bỏ trốn, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua Bộ và các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện cơ bản tốt việc này.

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Các đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, số lượng người Việt Nam ra nước ngoài tăng nhanh, năm 2017 xấp xỉ 100.000 người, năm 2018 là 143.000 người. Địa bàn xuất khẩu lao động được mở rộng ra một số địa bàn tiềm năng, có hiệu quả như Đức, Úc, Romania, Séc... Lĩnh vực lao động cũng phù hợp, thuận lợi với tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sau khi hết thời hạn quay về phục vụ đất nước.

Thời gian qua Bộ LĐ-TB&XH đã siết rất chặt việc môi giới lao động ra nước ngoài. Hiện có khoảng 345 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu lao động. Doanh nghiệp ngoài việc môi giới, đưa người lao động ra nước ngoài phải có trách nhiệm quản lý, thậm chí tham gia xử lý nếu có vụ việc sai phạm xảy ra.

Tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp thời gian qua chủ yếu xảy ra ở Hàn Quốc. Thời điểm cao nhất là hơn 55% (2016). Chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp như đóng quỹ, xử lý doanh nghiệp hai bên... Nhưng thực ra, vấn đề này là lỗi cả hai bên. Cá biệt có doanh nghiệp bạn còn đào hầm cho người lao động trốn ở lại.

Qua 3 năm thực hiện quyết liệt các giải pháp, đến nay tỷ lệ lao động Việt Nam ra nước ngoài bỏ trốn chỉ còn 33%.

Hiện tại, Bộ LĐ-TB&XH đang khẩn trương chỉnh sửa hoàn thiện để trình Chính phủ luật về đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ