Lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát lại các nội dung đã được giám sát, chất vấn

GD&TĐ - Tiếp tục Phiên họp thứ 36, sáng nay (15/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ dành trọn một ngày tổ chức phiên chất vấn, trả lời chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành về những nội dung liên quan đến thực hiện nghị quyết, kết luận của UBTVQH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018.

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Các bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn gồm: Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Công an; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tài chính; Công Thương; Giao thông vận tải; Ủy ban Dân tộc; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc
 Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Thực hiện quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, hôm nay, UBTVQH sẽ xem xét việc thực hiện 4 nghị quyết về giám sát chuyên đề và 4 kết luận về chất vấn của UBTVQH từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018. Đây là lần đầu tiên UBTVQH thực hiện việc giám sát lại đối với các nội dung đã được giám sát, chất vấn.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra
 Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra

Về nội dung này, Chính phủ đã chuẩn bị 10 báo cáo, trong đó nêu khá chi tiết, cụ thể việc thực hiện đối với từng nội dung, lĩnh vực trong nghị quyết và kết luận. Trên cơ sở các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội đã dành thời gian để thẩm tra và có các đánh giá cụ thể về các nội dung mà Chính phủ đã thực hiện. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra về những nội dung này và gửi trước đến các đại biểu QH để nghiên cứu trước khi phiên họp diễn ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.