Tuyệt chiêu hạn chế lỗi về câu

GD&TĐ - Tổng kết một số dạng lỗi về câu khi sử dụng tiếng Việt, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi, cô giáo Đỗ Thị Minh Hiếu - Trường THPT Khoái Châu (Hưng Yên) đã đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả giúp tránh mắc các lỗi về câu, từ đó đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

Tuyệt chiêu hạn chế lỗi về câu

Học sinh mắc cả lỗi khi nói và khi viết

Cô giáo Đỗ Thị Minh Hiếu cho biết, thực trạng dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường hiện nay, nhận học sinh mắc lỗi rất nhiều. Trong đó có lỗi khi nói, lỗi khi viết (tạo lập văn bản).

Lỗi khi nói như phát âm sai phụ âm: (Ví dụ lẫn phụ âm l với n, ngh với ng); phát âm sai nguyên âm và vần (Ví dụ lẫn ê vói e, xem phim phát âm là xem phin); dùng từ sai nghĩa (Ví dụ Điểm yếu với Yếu điểm, Lãng mạn với lãng mạn)

Lỗi khi viết như: Viết sai lỗi chính tả; viết tắt tùy tiện; viết hoa tùy tiện; ngắt câu, ngắt đoạn không rõ ràng; sử dụng dấu câu không chính xác; viết câu sai quy tắc ngữ pháp, thiếu sự rõ ràng, chính xác; sử dụng từ ngữ sai phong cách chức năng ngôn ngữ.

Riêng về câu, học sinh hay mắc phải những lỗi cơ bản như: Câu thiếu thành phần chủ ngữ; câu thiếu thành phần vị ngữ; câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ; câu sai quan hệ ngữ nghĩa.

Nguyên nhân của tình trạng học sinh sử dụng tiếng Việt chưa đạt hiệu quả cao, theo cô Hiếu, do học sinh nắm kiến thức chưa chắc chắn, chưa nhớ rõ bản chất của vấn đề. Cùng với đó là ảnh hưởng của tiếng địa phương và thói quen giao tiếp của địa phương;

Ý thức sử dụng chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt chưa cao, không ít người biết là phát âm sai, dùng từ sai nhưng không có ý thức sửa chữa, luyện tập.

Ngoài ra còn có nguyên nhân do thói quen cẩu thả, tùy tiện nên nhiều học sinh mắc nhiều lỗi khi viết; do ý thức học bộ môn chưa tốt và sử dụng từ ngữ sai phong cách chức năng ngôn ngữ .

Hạn chế lỗi câu với sơ đồ grap

Sơ đồ grap (Sơ đồ hóa) là thao tác mã hóa kiến thức cơ bản của bài học, giúp người học ghi nhớ kiến thức một cách lôgic, biết nhận diện, lý giải mối quan hệ nội tại của vấn đề, vận dụng các kỹ năng phân tích, đối chiếu, tổng hợp kiến thức để thực hành giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Các bước sửa lỗi sai về câu:

Bước 1: Khi đọc hoặc viết gặp câu văn nào khó hiểu cần đọc thật kĩ câu đó. Tìm hiểu nghĩa của câu.

Bước 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp.

Bước 3: Tìm lỗi sai, chỉ rõ nguyên nhân.

Bước 4: Sửa lại câu cho đúng.

Cô Đỗ Thị Minh Hiếu

Các dạng thức sơ đồ grap được cô Hiếu tổng kết gồm : Kết hợp hình tròn với hình vuông (có nội dung trọng tâm, có kết quả, ý nghĩa được suy ra từ nội dung); Bảng biểu: (So sánh để thấy điểm giống, điểm khác của các đơn vị kiến thức nào đó; hoặc liệt kê, tổng hợp kiến thức theo hệ thống...);

Sử dụng mũi tên một chiều, hai chiều thể hiện sự tương tác hoặc ảnh hưởng lại qua, và sự phụ thuộc của vấn đề nào đó...

“Sơ đồ grap mang đến những giá trị lớn hơn nhiều so với việc đặt bút viết tuần tự từ đầu đễn cuối trang, nhất là những người có năng khiếu vẽ đẹp, tạo cho sơ đồ sự hấp dẫn” - cô Đỗ Thị Minh Hiếu khẳng định.

Dùng sơ đồ grap phân tích câu để phát hiện lỗi sai, giúp người học nhìn sơ đồ thấy rõ các thành phần câu. Từ đó dễ dàng phát hiện lỗi sai của câu, biết phân tích nguyên nhân và nêu giải pháp khắc phục rất nhanh chóng và chính xác.

“Dạy học sinh cách ứng dụng sơ đồ grap vào học Tiếng Việt nói riêng và học các môn học nói chung, tôi thấy có hiệu quả kích thích khả năng tư duy, quá trình sáng tạo và hứng thú học tập ở học sinh.

Đặc biệt là tư duy hệ thống, tư duy lô gích của các em được huy động và phát triển.

Học sinh mất dần biểu hiện thụ động trong việc tiếp thu bài giảng. Các em tham gia vào quá trình học tích cực hơn, chủ động hơn và hiệu quả hơn.

Các em nắm bắt kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn, nhớ lâu hơn và biết cách ứng dụng vào những vấn đề khác trong cuộc sống” - cô Hiếu cho biết.

Ví dụ: Phân tích lỗi sai và sửa lỗi trường hợp diễn đạt sau:

“Trong xã hội phong kiến trước đây, cái xã hội làm cho con người chỉ biết tuân theo những lễ giáo hủ lậu”.

Sơ đồ phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu như sau:

Cách sửa như sau:

Cách 1: Thêm thành phần chủ ngữ và vị ngữ, ta sẽ có câu đúng:

=> Trong xã hội phong kiến , cái xã hội làm cho con người chỉ biết tuân theo những  lễ giáo hủ lậu, người phụ nữ không có tự do hạnh phúc.

Cách 2: Biến phần phụ chú thành chủ ngữ và vị ngữ bằng cách bỏ  cụm từ cái xã hội làm cho  ta sẽ có câu đúng:

=> Trong xã hội phong kiến, con người  phải tuân theo những  lễ giáo hủ lậu.

Cô Đỗ Thị Minh Hiếu cho biết, kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi trong giờ dạy học Tiếng Việt, Làm văn, các giờ dạy học Ngữ văn, và cho người sử dụng tiếng Việt nói chung.

Tuy nhiên, để phương pháp này có hiệu quả, giáo viên lên lớp cần thiết kế bài học cho phù hợp với từng dạng bài, và từng đối tượng học sinh. 

Đặc biệt là phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi chu đáo đối với từng bài để hướng dẫn học sinh lập sơ đồ bài học nhanh nhất, có hiệu quả nhất. Nếu có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là tốt nhất.

Đối với học sinh cần tích cực, chủ động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên, có ý thức học tập rèn luyện giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Saphire ẩn chứa nhiều ứng dụng thú vị.

Ứng dụng thú vị từ sapphire siêu cấp

GD&TĐ - Sapphire được biết đến với độ bền, khiến loài đá quý này trở thành vật liệu thiết yếu trong quốc phòng, đồng hồ cao cấp và dụng cụ khoa học.

Sinh viên được tư vấn hiệu chỉnh CV, phỏng vấn tuyển dụng tại Ngày hội Giao lưu - Tuyển dụng - Việc làm Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Ảnh: Lê Nam

Sinh viên 'chọn mặt gửi vàng' vào doanh nghiệp số

GD&TĐ - Trong làn sóng chuyển đổi số và bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI), ngày càng nhiều sinh viên ưu tiên tìm kiếm cơ hội thực tập, việc làm tại các doanh nghiệp ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới.