Tuyển sinh TCCN và CĐ 2020: Giải quyết “bài toán” khan hiếm nhân lực kỹ thuật

Tuyển sinh TCCN và CĐ 2020: Giải quyết “bài toán” khan hiếm nhân lực kỹ thuật

Nhiều chính sách hỗ trợ người học

Nhìn vào thống kê nhu cầu nhân lực của Việt Nam trong 2 năm trở lại đây, cũng như giai đoạn tới (đến năm 2025) của nhiều tổ chức, đơn vị khảo sát độc lập có thể thấy nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ thuật trình độ cao vẫn rất lớn. Trong đó, nhân lực qua đào tạo bậc cao đẳng (CĐ) chiếm hơn 17%, trung cấp hơn 26%, sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm gần 27,4%.

Vì thị trường đang “khát” một lực lượng lớn lao động có tay nghề kỹ thuật, nên việc khuyến khích học sinh theo học các hệ nghề ngắn hạn, trung cấp nghề hay CĐ nghề được Chính phủ, Bộ LĐ,TB&XH đặc biệt chú trọng với nhiều chính sách.

Ngoài việc miễn giảm 100% học phí cho học sinh THCS khi học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, hưởng trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, miễn, giảm phí dịch vụ công cộng, Nhà nước còn ưu tiên các chính sách tuyển thẳng hệ trung cấp và vao đẳng với học sinh có bằng tốt nghiệp THCS, THPT.

 Việc ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường, các em đã nhận được sự đồng hành rất lớn của nhà trường và các doanh nghiệp. Đây là động lực và nền tảng thúc đẩy cho từng cá nhân vượt khó, học tập, hoàn thành tốt mục tiêu của mình. Thực tế, với các chính sách hỗ trợ cho người học nghề, trung cấp nghề hay CĐ nghề mà Nhà nước, các đơn vị đào tạo đang dành cho người học như hiện nay, lựa chọn con đường lập thân bằng cánh cửa trường nghề là sáng suốt nhất trong bối cảnh mà nhu cầu nhân lực tay nghề kỹ thuật cao đang khan hiếm. 
TS Lê Lâm

Cùng với xây dựng các chính sách khuyến khích gần như khép kín cho học sinh theo học nghề ngắn hạn, trung cấp chuyên nghiệp (học xong có việc làm), nhiều trường CĐ đã và đang tự vận động bằng việc kết nối với doanh nghiệp xây dựng chính sách, cam kết việc làm song hành với công tác đào tạo cho sinh viên.

TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn - đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện chính sách này cho biết: “Chính sách cam kết việc làm song hành với quá trình đào tạo không chỉ tạo sự an tâm về đầu ra công việc cho sinh viên, phụ huynh, mà còn mang đến động lực, sự cố gắng cho chính bản thân sinh viên trong quá trình học”.

Đào tạo gắn với địa chỉ

Lễ ký kết việc làm giữa nhà trường và DN ở Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn.
Lễ ký kết việc làm giữa nhà trường và DN ở Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn. 

Không chỉ thay đổi với nhiều chính sách mới về tài chính, cơ chế hỗ trợ gần như tuyệt đối dành cho người học các bậc đào tạo nghề, các trường nghề, TCCN và CĐ trong mùa tuyển sinh năm 2020 cũng có nhiều dịch chuyển trong công tác tuyển sinh, mở ngành mới gắn liền với bối cảnh mới, nhu cầu tuyển dụng thực tế của từng địa phương, doanh nghiệp hơn.

Trước đây, các trường nghề TCCN hay CĐ sẽ tập trung tuyển sinh và đào tạo theo xu hướng nhu cầu của người học là phần nhiều. Hiện nay các ngành nghề mới mở, tuyển sinh đều hướng đến đích cụ thể là việc làm, đặc biệt là xu hướng đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp.

Thạc sĩ Trần Thành Đức - Hiệu trưởng Trường Quốc tế Khôi Việt nhìn nhận: Đã qua rồi cái thời nhà nhà, người người đổ xô mở ngành theo nhu cầu thị hiếu của người học, rồi đào tạo bất chấp nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

 Các trường nghề giờ đều phải tuân thủ một quy tắc bất di bất dịch là đào tạo gắn với địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và của chính nhu cầu thật mà thị trường lao động cần, nếu như không muốn mình bị loại khỏi cuộc chơi. Người học bây giờ rất thông minh, thông tin về ngành nghề cũng phong phú và đa dạng nên nếu các đơn vị đào tạo không giữ được cho mình đủ uy tín (đào tạo gắn với việc làm), sức hút riêng bằng những ngành nghề riêng sẽ rất khó để định hình được thương hiệu. Không có thương hiệu, không trở thành địa chỉ để học sinh gửi gắm niềm tin sẽ thất bại. 
Thạc sĩ Trần Thành Đức

Thực tế, nhìn vào các ngành nghề đào tạo trong mùa tuyển sinh 2020 có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng dịch chuyển của các trường. Nhiều trường TCCN, CĐ không chỉ giữ nhóm ngành nghề tạo nên tên tuổi nhiều năm của mình, mà đã xây dựng thêm nhóm ngành nghề đón đầu nhân lực của cuộc CMCN 4.0 như: Thương mại điện tử, AI, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, quản lý công nghiệp, CNTT, chăm sóc sắc đẹp...

Đặc biệt, thực hiện chủ trương đầu tư tập trung, trọng điểm, để nâng cao hiệu quả trong bối cảnh nguồn lực tài chính cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp còn hạn hẹp, Bộ LĐ,TB&XH từ năm 2019 đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức lựa chọn, phê duyệt ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2020 - 2025 nhằm sớm giải quyết “bài toán” khan hiếm nhân lực kỹ thuật lành nghề.

Theo đó, có 289 ngành, nghề trọng điểm ở các cấp độ (trong đó 62 ngành, nghề cấp độ quốc tế; 93 ngành, nghề cấp độ khu vực ASEAN và 134 ngành, nghề cấp độ quốc gia). Các ngành, nghề được lựa chọn là có nhu cầu nhân lực lớn phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực có tay nghề của ngành, địa phương, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, cạnh tranh quốc gia và gắn với thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế trong xu thế hội nhập… Vì vậy học sinh, sinh viên theo học cũng được thụ hưởng nhiều chính sách như hỗ trợ tài chính, thu hút nhân tài, tuyển dụng…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.