Tuyển sinh năm 2023 của Trường ĐH Việt Đức gồm 5 phương thức

GD&TĐ - TS Vũ Quốc Huy – Phó Trưởng phòng Đào tạo và Công tác tuyển sinh, Trường ĐH Việt Đức cho biết, năm 2023 nhà trường sử dụng 5 phương thức tuyển sinh.

TS Hà Thúc Viên - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức tại ngày hội thông tin về tuyển sinh.
TS Hà Thúc Viên - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức tại ngày hội thông tin về tuyển sinh.

Theo đó, Trường ĐH Việt Đức (VGU) tổ chức tuyển sinh theo các phương thức như:

Phương thức 1 (TestAS): Thực hiện theo hình thức thi tuyển đầu vào (bài thi TestAS), được tổ chức vào tháng 5 hàng năm. Thí sinh có thể nộp chứng chỉ TestAS phù hợp với ngành đào tạo để thay thế cho bài thi đầu vào của Trường.

Đây là bài thi đầu vào về tư duy, logic dành cho sinh viên quốc tế theo học các chương trình Đức. Bài thi hoàn toàn bằng tiếng Anh và không được sử dụng máy tính tay.

Phương thức 2 (Học bạ THPT): Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT đối với các thí sinh sẽ tốt nghiệp các trường THPT tại Việt Nam trong năm tuyển sinh. Dự kiến Xét tuyển theo 5 môn gồm 3 môn bắt buộc: Toán, Anh, Văn và 2 môn tự chọn (Lý, Hóa, Sinh, Tin Học, Sử, Địa). Dự kiến, 2023, thí sinh đạt Ielts 6.0 và điểm trung bình 5 môn đạt 8.5 sẽ được xét tuyển thẳng.

Phương thức 3 (Tuyển thẳng): Xét tuyển thẳng đối với thí sinh có thành tích học tập xuất sắc, bao gồm các thí sinh đạt giải các cuộc thi học sinh giỏi bậc THPT cấp tỉnh/quốc gia hoặc tham gia trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế.

Phương thức 4 (Chứng chỉ THPT quốc tế): Xét tuyển đối với các thí sinh có bằng/chứng chỉ tốt nghiệp THPT quốc tế (IBD, A/AS-Level/IGCSE, WACE…) hoặc chứng chỉ của các bài thi năng lực quốc tế (SAT, TestAS…).

Phương thức 5 (Kết quả tốt nghiệp THPT): Thực hiện theo hình thức xét tuyển căn cứ trên kết quả thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.

TS Vũ Vũ Quốc Huy thông tin, thí sinh được phép tham gia nhiều phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân theo các mốc thời gian tuyển sinh và nhập học được quy định cho mỗi đợt tuyển sinh.

Đối với thí sinh tham gia dự tuyển bằng nhiều phương thức, kết quả trúng tuyển và học bổng cho từng phương thức được xác định độc lập với nhau. Thí sinh đã nhập học sẽ không được tiếp tục xét tuyển theo phương thức khác ngoại trừ trường hợp chuyển ngành.

Sinh viên Trường ĐH Việt Đức học tập trong thư viện.

Sinh viên Trường ĐH Việt Đức học tập trong thư viện.

TS Hà Thúc Viên - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức – cho hay: VGU được thành lập vào năm 2008, là trường đại học công lập hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức.

Hiện số lượng sinh viên hiện tại của trường là 2.400 sinh viên Việt Nam và 70 sinh viên Quốc tế đến từ nước Đức và các nước trên thế giới. Với 7 ngành bậc cử nhân và 9 ngành bậc thạc sỹ trong các lĩnh vực khoa học máy tính, khoa học kỹ thuật, kiến trúc xây dựng, kinh tế & quản lý. Trường dự kiến sẽ có quy mô sinh viên ở mức 6.000 sinh viên vào năm 2030.

Theo số liệu thống kê của nhà trường, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm hoặc tiếp tục học lên bậc cao hơn là 98%. Trong đó, 63% học cao học tại VGU hoặc Cộng hòa liên bang Đức và một số nước khác trên thế giới. 12% vừa học cao học vừa đi làm và 22% làm việc toàn thời gian. 94% học viên tốt nghiệp cao học đi làm hoặc học lên bậc cao hơn, làm nghiên cứu tiến sỹ ở nước ngoài; trong đó 84% làm việc và 10% học tiến sỹ.

Số liệu điều tra sâu cũng cho thấy, sinh viên/học viên tốt nghiệp không có việc làm chủ yếu rơi vào một số nhóm: lập gia đình và chăm sóc gia đình, chờ học lên bậc cao hơn, khởi nghiệp.

Ngoài ra, số liệu thống kê cũng cho thấy sinh viên/học viên tốt nghiệp của VGU đều được tuyển dụng vào các vị trí quan trọng trong lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật của các tập đoàn lớn trong nước và thế giới.

Theo khảo sát gần đây của công ty tư vấn quốc tế Simon (Singapore), lương của sinh viên/học viên tốt nghiệp VGU cao hơn mức trung bình từ 1,5 - 2 lần so với sinh viên/học viên tốt nghiệp từ các đại học khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.