Phòng thiết bị thí nghiệm hiện đại tại Trường đại học Công nghệ |
Theo Ban đào tạo của VNU, theo học bằng kép có nhiều lợi thế, được học thêm ngành thứ hai, nhất là với sinh viên không đỗ nguyện vọng 1 vào ngành mình yêu thích thì nay có cơ hội để hiện thực hóa; tư duy liên ngành hơn nhờ có thêm kiến thức và các hệ lý thuyết; tiếp cận nhiều ngành nghề đào tạo; được nhận hai bằng cử nhân chính quy gần như cùng một thời điểm tốt nghiệp.
Hệ thống thư viện hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu đọc và nghiên cứu |
Ông Bùi Tuấn - Phó Phòng Thông tin và quản trị thương hiệu VNU, cho rằng: Có thể ví dụ ở Trường Đại học KHXH&NV, sinh viên của nhà trường có cơ hội học bằng kép ở các trường đại học thành viên khác như Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Giáo dục, hoặc Khoa Luật… Ngược lại, sinh viên các trường đó cũng có thể sang học các ngành kép ở Trường ĐHKHXH&NV.
Cũng như vậy, SV các ngành khí tượng học, thủy văn học, hải dương học của Trường Đại học KHTN cũng có cơ hội học thêm ngành thứ hai là công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ; SV các ngành vật lý, khoa học vật liệu, công nghệ hạt nhân có cơ hội học thêm ngành thứ hai là công nghệ ĐTVT cũng của Trường Đại học Công nghệ; ngành Địa lý được đăng ký học ngành địa chính …
Sinh viên Trường Đại học KHTN thực hành thí nghiệm |
Bà Mai Anh, Trường Đại học Kinh tế, cho biết: Trường có 4 chương trình bằng kép hết sức hấp dẫn là: Ngành tài chính - ngân hàng; ngành kinh tế quốc tế, tài chính - ngân hàng; ngành kinh tế phát triển. Trường Đại học Ngoại ngữ tuyển thí sinh cho chương trình đào tạo bằng kép ngành ngôn ngữ Anh với đối tượng là sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Trường ĐH KHXH&NV, Khoa Luật và sinh viên hệ chính quy ngoài Khoa Sư phạm tiếng Anh của trường.
Với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp cùng quá trình giao thương kinh tế trong thời hội nhập sẽ tạo ra những thách thức lớn trong kinh doanh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến pháp luật kinh tế. Nhu cầu nhân lực ở ngành Luật với sự hiểu biết về kinh tế sẽ ngày một tăng, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các bạn trẻ theo đuổi ngành học này. Đây là sự lựa chọn thông minh dành cho các bạn trẻ định hướng rõ hơn về tương lai của mình..
Có thể nói, với vị thế của trung tâm đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao ở Việt Nam, đặc tính đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQG Hà Nội, đang là một lợi thế lớn cho việc phát triển đào tạo bằng kép cũng như hình thành các ngành đào tạo mới theo hướng liên ngành/xuyên khối ngành, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực thích ứng với thị trường lao động của xã hội 4.0.
Tuy nhiên, các sinh viên cần lưu ý, học bằng kép là cơ hội nhưng cũng là một thách thức, đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ, thật sự nỗ lực, chăm chỉ. Từ đó sinh viên sẽ được rèn luyện khả năng tư duy nhạy bén, quản lý và sắp xếp thời gian sao cho hợp lý, làm việc hiệu quả và chịu được áp lực. Đó là nền tảng để sinh viên rèn luyện và hoàn thiện bản thân trước khi bước ra cánh cổng trường đại học.
ĐHQG Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu Việt Nam. Theo Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds), VNU hiện xếp thứ 124 châu Á và vào top 801-1000 đại học hàng đầu thế giới với các chỉ số về tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, chỉ số trích dẫn trung bình của mỗi bài báo quốc tế…
Có thể tham khảo về thông tin tuyển sinh tại VNU trên Website: http://www.vnu.edu.vn; http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn; Fanpage: Đại học Quốc gia Hà Nội – VNU; Tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội
Danh sách các chương trình đào tạo bằng kép giữa các đơn vị đào tạo tại VNU.
STT | Đơn vị tổ chức CTĐT thứ 2 | Chương trình đào tạo thứ 2 | Đơn vị tổ chức CTĐT thứ 1 | |
1 | Khoa Luật | Luật học | Trường ĐH Ngoại ngữ | |
Trường ĐH KHXH&NV | ||||
2 | Luật Kinh doanh | Trường ĐH Kinh Tế | ||
Khoa Quốc tế | ||||
3 | Trường ĐH Giáo dục | Sư phạm ngữ văn | Trường ĐH KHXH&NV | |
4 | Sư phạm lịch sử | Trường ĐH KHXH&NV | ||
5 | Quản trị trường học | Trường ĐH Ngoại ngữ | ||
6 | Trường ĐH Ngoại ngữ | Ngôn ngữ Anh | 1. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên | |
7 | Ngôn ngữ Hàn Quốc | |||
8 | Ngôn ngữ Nhật Bản | |||
9 | Ngôn ngữ Trung Quốc | 1. Trường ĐH Giáo dục | ||
10 | Trường ĐH Kinh tế | Kinh tế | Khoa Luật | |
11 | Kinh tế phát triển | Khoa Luật | ||
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ngành Quản lý tài nguyên và môi trường). | ||||
12 | Kinh tế quốc tế | Trường ĐH Kinh tế (ngành Kinh tế và ngành Kinh tế phát triển) | ||
Trường ĐH Ngoại ngữ | ||||
13 | Tài chính - Ngân hàng | Khoa Luật | ||
Trường ĐH Công nghệ | ||||
Trường ĐH Kinh tế (ngành Kinh tế và Kinh tế phát triển) | ||||
Sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ | ||||
14 | Khoa Quốc tế | Kinh doanh quốc tế | Khoa Luật | |
Trường ĐH Ngoại ngữ (Ngôn ngữ Anh, Nhật, Hàn) | ||||
15 | Hệ thống thông tin quản lý | Trường ĐH Ngoại ngữ (Ngôn ngữ Anh, Nhật, Hàn) | ||
16 | Kế toán, phân tích và kiểm toán | Trường ĐH Ngoại ngữ (Ngôn ngữ Anh, Nhật, Hàn) | ||
17 | Trường ĐH KHXH&NV | Báo chí | 1. Trường ĐH Ngoại ngữ | |
18 | Đông phương học (chuyên ngành Korea học) | |||
19 | Khoa học quản lý | |||
20 | Quản trị du lịch và lữ hành | |||
21 | Quốc tế học | |||
22 | Tâm lý học | |||
23 | Lịch sử | Trường ĐH Giáo dục (SP Lịch sử) | ||
24 | Văn học | Trường ĐH Giáo dục (SP Văn) | ||
25 | Quản trị văn phòng * | 1. Trường ĐH Ngoại ngữ | ||