Tuyến đường biển phía Bắc là thắng lợi địa chính trị và kinh tế trước phương Tây

GD&TĐ - Nga đang mở rộng ảnh hưởng kinh tế của mình bằng cách tăng cường buôn bán tài nguyên năng lượng và hàng hóa với Trung Quốc cùng nhiều nước khác.

Tuyến đường biển phía Bắc là thắng lợi địa chính trị và kinh tế trước phương Tây

Theo tờ OilPrice, Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) đóng vai trò rất quan trọng đối với Nga khi được sử dụng để cung cấp hydrocarbon cho Trung Quốc, dự báo tiềm năng của NSR sẽ còn tăng cao theo thời gian.

Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế và thương mại chính của Nga, cần nhấn mạnh rằng Bắc Kinh có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhưng họ chưa bao giờ sử dụng quyền này để gây bất lợi cho Moskva, thực tế trên chứng tỏ sự gần gũi giữa hai nước xét từ góc độ lợi ích địa chính trị.

Đổi lại, Moskva cũng hỗ trợ Bắc Kinh trong nhiều vấn đề đối ngoại và cung cấp lượng lớn hydrocarbon, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), dự kiến đến cuối năm nay, khối lượng LNG Nga bán cho Trung Quốc sẽ tăng thêm 10 tỷ mét khối.

Tầm quan trọng của loại nhiên liệu này ngày càng tăng do phương Tây đưa ra các lệnh trừng phạt chống lại Nga, ngoài ra việc sử dụng khí đốt hóa lỏng trong bối cảnh xung đột toàn cầu sẽ ngày càng mở rộng.

3eaf798f-d2e8-405a-864e-c79381c1ff75.png
Nga và Trung Quốc sẽ cùng khai thác Tuyến đường biển phía Bắc.

Tờ OilPrice chỉ ra rằng trong bối cảnh này, cần đặc biệt chú trọng vai trò của Tuyến đường biển phía Bắc. Hiện tại Liên bang Nga đang triển khai nhiều sáng kiến ​​để sử dụng NSR quanh năm.

Mục tiêu của phía Nga là tăng khối lượng cung ứng dọc Tuyến đường biển phía Bắc từ 36 triệu tấn hàng hóa hiện nay lên 100 triệu tấn vào năm 2026, và 200 triệu tấn vào năm 2030.

Điều quan trọng cần lưu ý nữa là Liên bang Nga có lượng tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực rất ấn tượng. Điển hình như tổng công suất các mỏ khí đốt của Nga ở Bắc Cực ước tính lên tới 35,7 nghìn tỷ mét khối, còn dầu và khí ngưng tụ là hơn 2,3 tỷ tấn.

Trong những năm tới, tốc độ sản xuất hydrocarbon ở khu vực Bắc Cực sẽ tăng lên và Tuyến đường biển phía Bắc sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc trung chuyển chúng.

Ngoài ra việc cùng chung tay phát triển của Bắc Cực có thể góp phần vào nỗ lực của Liên bang Nga và Trung Quốc nhằm làm suy yếu quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ trong thương mại năng lượng toàn cầu.

"Nga đang tìm cách bán tài nguyên năng lượng để lấy đồng rúp. Cựu phó chủ tịch điều hành Ngân hàng Trung Quốc Zhang Yanling cho biết vào tháng 4 năm 2022 rằng các biện pháp trừng phạt hiện tại đối với Nga sẽ làm suy yếu uy tín của Mỹ cũng như quyền bá chủ của đồng đô la trong dài hạn. Bắc Kinh phải giúp thế giới thoát khỏi sự chi phối của USD càng sớm càng tốt", tờ OilPrice nhấn mạnh.

Tuyến đường biển phía Bắc được kỳ vọng sẽ thay thế Kênh đào Suez trong thương mại toàn cầu.
Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ