Tuyên bố đáng lưu ý của Tổng thư kí NATO

GD&TĐ - Theo lãnh đạo NATO, các nước đồng minh phải mở rộng sản xuất vũ khí của họ để bổ sung kho dự trữ của mình, đồng thời cung cấp cho Ukraine.

(Ảnh: Global Look Press)
(Ảnh: Global Look Press)

Ngày 23/5, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng Liên minh châu Âu (EU).

Ông nói thêm rằng vấn đề này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO tại Brussels vào ngày 15/6, trong đó đại diện của ngành công nghiệp quân sự Mỹ và EU cũng được mời tham dự.

Trước đó không lâu, ngày 18/5, ông Stoltenberg tuyên bố các nhà lãnh đạo NATO sẽ thông qua chương trình hỗ trợ kéo dài nhiều năm cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm nay. Theo ông, chương trình này sẽ cho phép Kiev chuyển hoàn toàn từ vũ khí kiểu Liên Xô sang kiểu phương Tây và sẽ giúp đạt được khả năng tương tác với các đồng minh NATO.

Ông Stoltenberg cũng hoan nghênh ý tưởng của EU là cùng mua đạn dược cho Ukraine và bổ sung kho dự trữ của mình.

Trước đó, ngày 3/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã trình bày kế hoạch tăng cường sản xuất đạn dược. Dự kiến họ sẽ phân bổ 500 triệu euro từ ngân sách của EU và 1 tỷ euro từ Quỹ Hòa bình châu Âu cho những mục đích này. Tuyên bố lưu ý rằng việc cung cấp đủ số lượng đạn dược là rất quan trọng đối với an ninh của EU và những nỗ lực hỗ trợ Ukraine.

Đồng thời, tháng 4, cựu phó chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của Lực lượng Vũ trang Ukraine, Tướng Serhiy Krivonos, chỉ ra rằng NATO không thể sản xuất đạn dược cho Kiev với số lượng cần thiết. Theo ông, chiến binh Ukraine tiêu tốn hàng nghìn quả đạn pháo mỗi ngày và không thể bù đắp cho khoản thâm hụt của họ, ngay cả khi các nước NATO cố gắng thiết lập việc sản xuất.

Các nước phương Tây tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong bối cảnh Nga triển khai chiến dịch đặc biệt để bảo vệ Donbass. Tuyên bố về chiến dịch này được đưa ra ngày 24/2/2022 trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng trầm trọng, được cho là do các cuộc pháo kích của quân đội Ukraine.

Nga đã nhiều lần lên án việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tháng 4, Bộ Ngoại giao Nga đã gửi một công hàm tới tất cả các nước NATO về việc cung cấp vũ khí cho Kiev. Ngoại trưởng Sergei Lavrov, lưu ý rằng bất kỳ hàng hóa nào chứa vũ khí cho quân đội Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chỉ sợ lở núi

GD&TĐ - Bão thì còn dự báo đường đi và mức độ nguy hiểm của nó để mà tránh chứ sạt lở núi thì không biết đường nào mà lần.

Hơn 42 nghìn ứng viên trúng tuyển nhưng bỏ nhập học tại Anh.

Hơn 42 nghìn người bỏ nhập học tại Anh

GD&TĐ - Theo dữ liệu của Dịch vụ Tuyển sinh đại học và cao đẳng Anh (UCAS), hơn 42 nghìn ứng viên đỗ đại học nhưng bỏ nhập học trong kì tuyển sinh năm nay.