Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam

Binh chủng Tăng-Thiết giáp là lực lượng đột kích mạnh mẽ của quân đội ta, được trang bị nhiều loại phương tiện hỏa lực mạnh mẽ.

Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam

Binh chủng Tăng - Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam là một binh chủng trong Quân chủng Lục quân - Quân đội Nhân dân Việt Nam, chịu trách nhiệm tác chiến đột kích trên bộ và đổ bộ (hải quân), được trang bị các loại xe tăng, xe thiết giáp, với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao.

Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 2
Lực lượng tăng - thiết giáp (TTG) đã bắt đầu hình thành trong quân đội ta từ ngày 5/10/1959 với sự thành lập của Trung đoàn xe tăng 202. Tuy nhiên, phải tới ngày 22/6/1965, Binh chủng TTG mới chính thức được thành lập khi Bộ Quốc phòng ra quyết định số 101/QĐ-QP thành lập Bộ Tư lệnh TTG. Nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh TTG là lãnh đạo, chỉ huy, xây dựng và quản lý các đơn vị xe tăng, thiết giáp dự bị của Bộ và làm tham mưu cho Bộ về Binh chủng TTG. Trong ảnh, chiến sĩ Trung đoàn 202 được huấn luyện tại Trung Quốc.
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 3
Trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (Quảng Trị) năm 1968, lực lượng TTG lần đầu tiên tham gia chiến đấu với trận đánh tiêu diệt cứ điểm Tà Mây – Làng Vây. Các xe tăng PT-76 của lực lượng tăng - thiết giáp lần đầu xuất hiện trên chiến trường đã khiến cho quân địch thất kinh.
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 4
Kể từ trận đánh đầu, lực lượng xe tăng - thiết giáp liên tục xuất hiện trong nhiều chiến dịch, trận đánh trên chiến trường miền Nam như Đông Hà, Đắc Tô, Tân Cảnh, Lộc Ninh (1972), Cửa Việt (1973), Phước Long, Buôn Ma Thuột và giải phóng Sài Gòn (1975).
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 5
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, lực lượng tăng – thiết giáp là mũi nhọn đột kích, thọc sâu dũng mãnh góp phần vào đánh bại hoàn toàn quân VNCH, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh, xe tăng K63-85 của quân đội ta trên đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 6
Trong thời kỳ đổi mới, Bộ đội TTG tiếp tục phát huy truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng”, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Từ cơ quan binh chủng đến các đơn vị TTG toàn quân đều được xây dựng vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giành thắng lợi trong điều kiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc tương lai (nếu xảy ra).
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 7
Chiến sĩ Binh chủng Tăng – Thiết giáp huấn luyện.
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 8
Lực lượng Tăng – Thiết giáp hiện được trang bị nhiều chủng loại tăng như xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, T-62, Type 59, M48; xe tăng hạng nhẹ PT-76, K63-85, M41; thiết giáp chiến đấu BMP-1, BMP-2; thiết giáp chở quân BTR-60/152, M113…
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 9
Đội hình xe tăng đi kèm bộ binh tiến công.
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 10
Hành quân.
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 11
Nhằm đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam cũng đang từng bước được hiện đại hóa, nâng cấp dựa trên các trang bị có sẵn.
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 12
Đã có những chương trình nâng cấp xe tăng T-54 lên chuẩn T-54B-M3 với pháo 105mm, tăng cường giáp bảo vệ, cải thiện hệ thống điều khiển hỏa lực…
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 13
Sửa chữa dã chiến xe tăng T-54 trong diễn tập.
Tường tận Binh chủng “cua thép” Việt Nam ảnh 14
Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các xe tăng tại một đơn vị.
Theo kienthuc.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ