Tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh khi bảo vệ đảo Gạc Ma

GD&TĐ - Các cựu binh Gạc Ma tại Quảng Bình đã thả bè hoa và thắp 64 ngọn hoa đăng trên dòng sông Gianh để tưởng niệm đồng đội đã hy sinh.

Các đồng đội thả nến xuống biển tri ân liệt sĩ hy sinh trận Gạc Ma.
Các đồng đội thả nến xuống biển tri ân liệt sĩ hy sinh trận Gạc Ma.

Kỷ niệm 36 năm Ngày 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh anh dũng tại đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để bảo vệ Tổ quốc (14/3/1988 - 14/3/2024), tối 13/3, tại phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), Ban Liên lạc Cựu binh Gạc Ma, Chi hội Văn học nghệ thuật Ba Đồn - Quảng Trạch, UBND phường Quảng Phúc đã tổ chức dâng hương, thả vòng hoa tưởng niệm, tri ân các liệt sĩ.

Các cựu binh thả hoa và nến trên sông Gianh để tưởng nhớ đồng đội.

Các cựu binh thả hoa và nến trên sông Gianh để tưởng nhớ đồng đội.

Bên bờ sông Gianh, các cựu chiến binh, thân nhân của các Liệt sĩ Gạc Ma từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đã cùng ôn lại sự kiện Gạc Ma cách đây 36 năm về trước.

Bè hoa mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ".

Bè hoa mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ".

Ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam) vì sự nghiệp bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Sự kiện lịch sử Gạc Ma đã minh chứng minh cho sự kiên trung, kiên cường, dũng cảm của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam.

Theo đại diện Ban Liên lạc Cựu binh Gạc Ma, tỉnh Quảng Bình có 13 liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma; trong đó có Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương. Đây là một trong những địa phương có số liệt sĩ anh dũng hy sinh tại sự kiện Gạc Ma nhiều nhất.

Lễ tưởng niệm là dịp nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ luôn luôn noi gương thế hệ đi trước, quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo đất nước.

Ngày 14/3 hàng năm, các cựu binh Gạc Ma đều tập trung tại thị xã Ba Đồn để tri ân các đồng đội hy sinh.

Ngày 14/3 hàng năm, các cựu binh Gạc Ma đều tập trung tại thị xã Ba Đồn để tri ân các đồng đội hy sinh.

Ông Nguyễn Văn Thống là một trong 9 người bị Trung Quốc bắt giữ trong sự kiện Gạc Ma năm 1988. Hơn 1.000 ngày chịu tù đày, gia đình ông mất liên lạc. Ngày trở về quê hương, mọi người trong nhà ông Thống vỡ òa cảm xúc vui mừng.

Các cựu binh và thân nhân tham gia lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma.

Các cựu binh và thân nhân tham gia lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma.

Suốt nhiều năm qua, cứ đến dịp 14/3, ông Thống và những cựu binh Gạc Ma lại tổ chức gặp gỡ, giao lưu, ôn lại quá khứ hào hùng một thời.

Đây cũng là dịp để cựu binh Gạc Ma tưởng nhớ đến những người đồng đội đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Năm nay, nhân kỷ niệm 36 năm sự kiện Gạc Ma, chính quyền thị xã Ba Đồn cùng Ban liên lạc cựu binh Gạc Ma cũng tổ chức gắn tên đường mang tên Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương.

Sự kiện trên diễn ra vào sáng 14/3, tại phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, như một sự tri ân đối với người con quê hương đã anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.