Dựng mô hình tàu HQ-604 tưởng nhớ 64 chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma

GD&TĐ - Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng dựng mô hình tàu HQ-604 để tưởng niệm 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma - quần đảo Trường Sa.

Mô hình tàu HQ 604 được Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng dựng lên để tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma.
Mô hình tàu HQ 604 được Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng dựng lên để tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma.
Sáng 12/3, tại đình làng Nại Nam (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng (giai đoạn 1984 - 1988) đã tổ chức lễ dâng hương, tưởng niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma - Trường Sa, tri ân 64 liệt sĩ đã hy sinh vào ngày 14/3/1988.

Sáng 12/3, tại đình làng Nại Nam (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng (giai đoạn 1984 - 1988) đã tổ chức lễ dâng hương, tưởng niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma - Trường Sa, tri ân 64 liệt sĩ đã hy sinh vào ngày 14/3/1988.

Lễ dâng hương tưởng niệm và tri ân 64 liệt sĩ được tổ chức trang nghiêm tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Trong ảnh, Trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng Nguyễn Văn Tấn thắp hương tưởng nhớ đồng đội.

Lễ dâng hương tưởng niệm và tri ân 64 liệt sĩ được tổ chức trang nghiêm tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Trong ảnh, Trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng Nguyễn Văn Tấn thắp hương tưởng nhớ đồng đội.

Gạc Ma là biểu tượng về ý chí bảo vệ Tổ quốc của người Việt.
Gạc Ma là biểu tượng về ý chí bảo vệ Tổ quốc của người Việt.
Mô hình tàu HQ-604 chở bài vị của 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma.

Mô hình tàu HQ-604 chở bài vị của 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma.

Trong ngày tưởng niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma - Trường Sa, mô hình tàu HQ 604 được các cựu chiến binh Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng mô phỏng đặt bên cạnh bia tưởng niệm, nhắc cho mọi người nhớ về hình ảnh con tàu chở 64 liệt sĩ chìm xuống đáy biển khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma vào sáng 14/3/1988.

Trong ngày tưởng niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma - Trường Sa, mô hình tàu HQ 604 được các cựu chiến binh Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng mô phỏng đặt bên cạnh bia tưởng niệm, nhắc cho mọi người nhớ về hình ảnh con tàu chở 64 liệt sĩ chìm xuống đáy biển khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma vào sáng 14/3/1988.

Bài vị 64 liệt sĩ được xếp ngay ngắn trên tàu.

Bài vị 64 liệt sĩ được xếp ngay ngắn trên tàu.

Bà Trần Thị Huệ (mẹ của liệt sĩ Lê Thế) đang thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ.

Bà Trần Thị Huệ (mẹ của liệt sĩ Lê Thế) đang thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ.

Bà Trần Thị Huệ đang tìm tên con trong bảng ghi danh 64 chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma.

Bà Trần Thị Huệ đang tìm tên con trong bảng ghi danh 64 chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma.

Mẹ Lê Thị Lan (mẹ của liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc hy sinh ở Gạc Ma) nói: "Hôm nay tròn 35 năm ngày con tôi đi bảo vệ biển đảo, bảo vệ Tổ quốc. Tôi thương nhớ con nhưng nếu được quay trở lại tôi vẫn ủng hộ việc làm của con bởi chủ quyền lãnh thổ là bất khả xâm phạm".

Mẹ Lê Thị Lan (mẹ của liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc hy sinh ở Gạc Ma) nói: "Hôm nay tròn 35 năm ngày con tôi đi bảo vệ biển đảo, bảo vệ Tổ quốc. Tôi thương nhớ con nhưng nếu được quay trở lại tôi vẫn ủng hộ việc làm của con bởi chủ quyền lãnh thổ là bất khả xâm phạm".

Thân nhân các liệt sĩ thắp đèn, dâng hương trước bia vàng khắc tên những người đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Thân nhân các liệt sĩ thắp đèn, dâng hương trước bia vàng khắc tên những người đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.