Tương lai bất định của ứng dụng truy vết Covid-19

GD&TĐ - Ngỡ như cách đây rất lâu, song, thực tế, mới chín tháng kể từ khi Vương quốc Anh nằm trong tầm ngắm của “đại dịch”.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Trở lại mùa hè năm 2021, khi những hạn chế Covid-19 được dỡ bỏ, các ứng dụng truy vết đã tìm ra hàng trăm trong số hàng nghìn người cần cách ly.

Đến mùa xuân năm 2022, những ứng dụng này ngày càng nhận được ít sự quan tâm. Đặc biệt ở Anh, hiện, mục tiêu là “sống chung với Covid-19”. Trong khi đó, các quy tắc cách ly đã bị xóa bỏ. Trong bối cảnh này, ứng dụng truy vết NHS Covid-19 phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn.

NHS Covid-19 được ra mắt vào tháng 9/2020 để theo dõi và quản lý sự lây lan của đại dịch. Giống như nhiều ứng dụng truy vết, NHS Covid-19 hoạt động bằng tín hiệu không dây Bluetooth.

Nếu một người sử dụng ứng dụng ghi lại kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính, những người dùng khác đã ở gần đủ lâu có nguy cơ lây nhiễm sẽ được yêu cầu cách ly. Ứng dụng mang đến hy vọng phá vỡ các chuỗi lây nhiễm.

Ở một mức độ nào đó, ứng dụng đã phát huy hiệu quả. Phân tích hiệu quả của NHS Covid-19 từ khi ra mắt đến tháng 12/2020 cho thấy, ứng dụng này đã giúp kiểm soát sự lây lan của virus trong những ngày đầu dịch bùng phát.

Thời điểm đó, ứng dụng được dùng thường xuyên bởi khoảng 28% dân số. Đồng thời, ngăn ngừa khoảng 600.000 trường hợp mắc Covid-19 vào thời điểm không có vắc-xin, trong khi phương pháp điều trị vẫn hạn chế.

Tuy nhiên, ứng dụng không đủ để chặn đứng chuỗi lây nhiễm. Các trường hợp mắc bệnh tiếp tục tăng vào mùa thu năm 2020, đẩy Anh vào tình trạng phong tỏa vào tháng 11 và lần sau đó là đầu năm 2021.

Do đó, khả năng của ứng dụng ngày càng bị hạn chế. Các nhà nghiên cứu ước tính trước khi ra mắt rằng, ứng dụng này có hiệu quả trong việc ngăn chặn virus, nếu 60% tổng dân số (80% người dùng điện thoại thông minh) sử dụng nó. Đồng thời, họ cần tuân thủ khuyến cáo tự cách ly do ứng dụng đưa ra.

Ứng dụng được ra mắt trước khi biến thể Alpha xuất hiện. Biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn. Sau đó, Delta và Omicron lần lượt ra đời và khiến “làn sóng” Covid-19 khó bị chặn đứng.

Những gì chúng ta biết từ giai đoạn đầu của đại dịch này là, ứng dụng truy vết có thể giúp hạn chế sự lây lan của virus. Do đó, các ứng dụng này có thể được tái sử dụng nếu cần thiết, nhằm giảm các trường hợp Covid-19, hoặc thậm chí là một bệnh khác.

Tuy nhiên, điều rõ ràng là một công cụ như vậy không thể thế chỗ những nỗ lực khác. Thực tế cho thấy, ứng dụng truy vết cần được kết hợp với các biện pháp “chủ chốt” khác, như khẩu trang, giữ khoảng cách và xét nghiệm.

Một vấn đề khác cần giải quyết là việc sử dụng các ứng dụng này không đồng đều. Với ứng dụng NHS Covid-19, khả năng tiếp cận của người cao tuổi, dân tộc thiểu số và cư dân tại khu vực khó khăn thấp hơn đáng kể. Trong khi đó, những người này thuộc nhóm có nguy cơ cao nhiễm Covid-19.

Liệu Anh có nỗ lực ngăn chặn ca mắc mới thông qua việc sử dụng những ứng dụng truy vết hay không được cho là điều khó đoán. Tuy nhiên, hiện tại, chính phủ nước này dường như quyết định “sống chung với Covid-19”. Song, nước này vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ ứng dụng NHS Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ