Tự ý đắp lá sim lên vết thương, cụ bà 64 tuổi phải cắt cụt chân

GD&TĐ - Ngày 14/4, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, các bác sĩ đã phải cắt cụt chân phải của một bệnh nhân 64 tuổi do bị nhiễm trùng nghiêm trọng vì tự ý đắp lá cây lên vết thương.

Ảnh: Baodongnai.
Ảnh: Baodongnai.

Cách đây hơn 1 tháng, bàn chân phải của bà N.T.L bị sưng, nóng, đỏ, đau. Thay vì tới bệnh viện, bà N.T.L nghe theo một người bạn đắp lá sim lên vết thương.

Những ngày đầu sau khi đắp lá, bà thấy khá êm chân nhưng càng về sau, bàn chân càng lở loét, chuyển sang màu đen.

Đến ngày 11/4, người thân phát hiện chân phải của bà N.T.L có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn mới đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.

Lúc này, chân của bà N.T.L đã bốc mùi hôi, bà có dấu hiệu thiếu máu nặng.

Các bác sĩ đã phải truyền 4 đơn vị máu, tiêm kháng sinh liều cao. Tuy nhiên, để cứu tính mạng của bệnh nhân, các bác sĩ buộc phải cắt cụt cẳng chân để tránh nhiễm trùng.

Tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện, mủ trong chân của bệnh nhân quá nhiều, đã ăn lan đến vùng cẳng chân và hoại tử cơ vùng cẳng.

Các bác sĩ đã giải thích cho người nhà, buộc phải cắt cụt chân phải của bệnh nhân do bị vi khuẩn đi vào đường máu gây nhiễm trùng huyết. Sau phẫu thuật, bà N.T.L tiếp tục được điều trị bằng kháng sinh liều cao.

Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp tự ý đắp lá cây, đắp thuốc nam lên vết thương gây nhiễm trùng và diễn tiến nặng. Tuy nhiên, đây là trường hợp nặng nhất và đáng tiếc nhất, phải cắt cụt chân do hoại tử.

Hiện sức khỏe của bệnh nhân tương đối tốt. Bệnh nhân đang được khắc phục các yếu tố nhiễm trùng và sẽ được xuất viện trong tuần tới.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân khi bị bệnh nên đến các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa để điều trị hợp lý, không nên nghe theo lời mách bảo của những người không có chuyên môn, đắp các loại lá, thuốc không đúng lên vết thương gây nhiễm trùng, khiến bệnh nặng, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.