Tự chủ đại học: Phát triển tư duy khai phóng, sáng tạo của thầy và trò

GD&TĐ - Cần thiết phải đẩy mạnh tự chủ đại học, đây là một trọng điểm, trọng tâm then chốt phải cần được giải quyết triệt để và khả thi ở lần sửa đổi Luật Giáo dục đại học lần này.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Đại biểu Triệu Thế Hùng – đoàn Lâm Đồng góp ý khi thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học.

Tự chủ học thuật, bí quyết thành công

Theo đại biểu Hùng, dự thảo đã thể hiện được một bước rõ rệt trong quy định trách nhiệm giải trình của nhà trường cũng như đã thể hiện được rõ ràng về vai trò của Hội đồng trường như một thiết chế nhằm thực hiện quyền tự chủ và cơ quan quyền lực cao nhất của cơ sở giáo dục đại học đúng theo tinh thần của Nghị quyết 19.

Dự thảo đã đẩy mạnh hơn về vấn đề tự chủ về nhân sự cũng như tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, một điểm cũng rất cần thiết mà đại biểu Hùng đề nghị bổ sung, đó là về vấn tự chủ về học thuật.

Theo đại biểu, giáo dục đại học là một lĩnh vực lao động trí tuệ với hàm lượng chất xám cao, vì thế đòi hỏi rất cao về tư duy khai phóng, sáng tạo của cả thầy và trò.

"Ở đây cần hiểu tự chủ học thuật là quyền tự do để theo đuổi chân lý khoa học mà giáo chức đại học trong dạy và học cũng như nghiên cứu để tạo ra tri thức mới đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội” - đại biểu Triệu Thế Hùng nhấn mạnh, đồng thời cho rằng;

Bản chất của quyền này là việc thực hiện dân chủ hóa giáo dục, điều này đã được quy định trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội năm 2011 - 2020. Tự chủ đại học về học thuật cũng như tự do học thuật cũng là chìa khóa của sự thành công và là bí quyết phát triển giáo dục của các nước tiên tiến.

Đại biểu Triệu Thế Hùng: Mong Quốc hội ủng hộ để có một hệ thống pháp luật đồng bộ để tự chủ đại học được thực chất và đi và cuộc sống
Đại biểu Triệu Thế Hùng: Mong Quốc hội ủng hộ để có một hệ thống pháp luật đồng bộ để tự chủ đại học được thực chất và đi và cuộc sống

Cần tạo hành lang, pháp lý

Góp ý về việc thực hiện quyền tự chủ của các trường đại học, đại biểu Triệu Thế Hùng cho biết: Thực tiễn hiện nay, tự chủ đại học còn bị hạn chế bởi rất nhiều những luật khác như.

Bởi vậy, bài toán về tự chủ giáo dục đại học không thể chỉ giải quyết ở trong một đạo luật này mà còn được điều chỉnh bởi cả một hệ thống pháp luật liên quan đến giáo dục đại học nên rất mong Quốc hội ủng hộ để có một hệ thống pháp luật đồng bộ để tự chủ đại học được thực chất và đi và cuộc sống.

Bên cạnh đó, cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch để phát triển bình đẳng giữa giáo dục đại học công lập và tư thục, cần tăng số lượng và nâng cao chất lượng các trường tư thục.

Đồng thời với việc giảm thiểu số lượng các trường công lập, Nhà nước chỉ giữ lại và đầu tư đủ mạnh vào các trường công lập thực sự cần thiết không thể không công lập. Đẩy mạnh xã hội hóa và phát triển quan hệ đối tác công tư đối với phần nhiều những trường công lập hiện nay.

Cũng theo đại biểu Triệu Thế Hùng, cần sáp nhập hoặc giải thể đối với một số trường công lập đã quá yếu kém hoặc thực sự không cần thiết. Quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học cần quán xuyến hơn trong hệ thống, bao gồm cả trường công và trường tư thục, không phải chỉ quy hoạch đối với trường công lập.

"Dự thảo luật cần chú ý làm rõ các quy định về các cơ sở giáo dục đại học tư thục và các cơ sở giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận. Cần tiếp tục quy định rõ và cụ thể hơn để thực sự khuyến khích sự phát triển của các cơ sở tư thục không vì lợi nhuận. Nhưng trước hết cần chú ý không thể đồng nhất giữa nhà trường với doanh nghiệp, vì nghị quyết của Trung ương đã xác định rõ không thương mại hóa giáo dục" -đại biểu Triệu Thế Hùng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.