Tự chủ đại học, Hội đồng trường phải thực quyền

GD&TĐ - Đây là một trong nhiều nội dung được GS.TS. Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - góp ý để xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học.

Tự chủ đại học, Hội đồng trường phải thực quyền

9 nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Giáo dục đại học được GS.TS. Đinh Xuân Khoa góp ý cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần sửa đổi một số quan điểm, thuật nhữ trong Luật Giáo dục đại học. Như Điều 4 quy định giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên, ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo, liên thông trong giáo dục đại học chưa khoa học, cần được chỉnh sửa. Ví dụ:

"Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở GDĐH để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ của GDĐH.” Theo định nghĩa này thì toàn bộ các khóa đào tạo có thời gian thực tập ngoài khuôn viên nhà trường (như ở trường sư phạm) không phải là giáo dục chính quy."

Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định.” Giải thích ngành đào tạo như tại khoản này thì cần phải hiểu các thuật ngữ mở ngành đào tạo, chấm dứt hoạt động của ngành đào tạo quy định tại Điều 31 như thế nào.

 Sửa Luật Giáo dục đại học rất cần thiết nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết của Đảng. Việc xây dựng luật cần lấy ý kiến rộng rãi nhân dân và các cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.
GS.TS Đinh Xuân Khoa

Thứ hai, cần sửa đổi bổ sung Điều 66 về tài chính của cơ sở đào tạo. Theo GS Đinh Xuân Khoa, thực tế hiện nay cơ chế phân bổ ngân sách vẫn mang tính bình quân giữa các trường, chưa gắn với các tiêu chí phản ánh chất lượng và kết quả đầu ra của quá trình đào tạo.

Chính sách học phí, lộ trình tăng học phí trong thời gian qua đã được thực hiện theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP (năm học 2015-2016 đến năm học 2020 – 2021). Tuy nhiên, việc thực hiện nghị định này vẫn còn nhiều hạn chế về việc phân loại nhóm ngành, mức học phí vẫn còn thấp, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và các loại hình đào tạo, bậc đào tạo.

Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác, hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ giáo dục Đại học theo nhu cầu của các cơ sở giáo dục đại học vẫn còn hạn chế do chưa có quy định cụ thể.

Có trường dù được tự chủ về tài chính nhưng việc chi tiêu vẫn phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong đó, có nhiều quy định đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn.

Khoản 2 điều 66 Luật giáo dục đại học quy định: “Dành ít nhất 25% để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội. Phần này được miễn thu”. Cần quy định dành ít nhất 30% để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục thì mới có thể đầu tư tốt nâng cao chât lượng giáo dục đại học.

Thứ ba, Về phân tầng cơ sở giáo dục đại học có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nhưng quan điểm của GS Đinh Xuân Khoa là:

Phân tầng cơ sở giáo dục đại học hiện nay được thực hiện theo Điều 9 Luật giáo dục đại học, Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08/9/2015 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Đây là nội dung mới của pháp luật giáo dục đại học, việc triển khai thi hành chưa được thực hiện.

Việc phân tầng đại học là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm quyền người học nắm rõ các thông tin và lựa chọn cơ sở đào tạo tốt nhất, phù hợp quốc tế, tuy nhiên việc phân tầng đại học cần có hướng dẫn cụ thể và triển khai trên thực tế.

Thứ tư, Bổ sung liên thông trong đào tạo đại học. Với nội dung này, GS Đinh Xuân Khoa cho biết: Tại khoản 5 điều 4 luật giáo dục có giải thích từ ngữ, thuật ngữ: “Liên thông trong giáo dục đại học là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác”

Tuy nhiên, luật không có điều nào quy định cụ thể tính liên thông trong giáo dục đại học. Luật Giáo dục đại học cần quy định sự liên thông cần có giữa các trường cao đẳng nghề với các trường đại học để đào tạo kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ (kỹ thuật).

Sự tồn tại song song và biệt lập giữa lĩnh vực đào tạo nghề cấp từ cao đẳng trở lên và đại học với giáo dục đại học trong thời đại ngày nay là khó chấp nhận. Do vậy cần có điều luật quy định cụ thể nội dung này.

Niềm vui ngày tốt nghiệp
 Niềm vui  ngày tốt nghiệp

Thứ năm, Trong luật giáo dục đại học có nhiều quy định nhắc đến cơ sở giáo dục, trường đại học đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào xác định tiêu chí trường đại học chuẩn quốc gia, cần có quy định cụ thể trong luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cần xây dựng các tiêu chí quốc tế, hoặc để tổ chức quốc tế kiểm duyệt, vì xếp hạng trường ĐH ở các nước là do các tổ chức xã hội độc lập công bố để cộng đồng tham khảo, không dính dáng đến cơ quan nhà nước đứng ra công nhận, nên khách quan và công minh.

Thứ sáu, Điều 16, 17 quy định Hội đồng trường, Hội đồng quản trị trong tổ chức các cơ sở giáo dục, các quy định cần cụ thể hóa để bảo đảm thực quyền của các tổ chức này trong cơ sở giáo dục.

Khi hướng tới tự chủ đại học thì vai trò của Hội đồng trường phải thực quyền và quyết định chiến lược phát triển, giám sát hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước xã hội.

Thứ bảy, Về thời gian đào tạo (quy định Điều 35 của Luật giáo dục đại học) có nhiều quan điểm đề nghị rút ngắn. Tuy nhiên, quan điểm của GS Đinh Xuân Khoa là cần nghiên cứu thêm vấn đề này.

Cụ thể: Thời gian đào tạo đại học hiện nay đang được thực hiện theo Điều 38 Luật giáo dục “Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành”.

Việc rút ngắn thời gian đào tạo đối với giáo dục đại học cần được cân nhắc thận trọng để bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Vì ở nước ta trong chương trình đào tạo hiện nay những môn kiến thức chung chiếm khá nhiều thời lượng so với chương trình đào tạo chuyên môn.

Khi xây dựng tự chủ đại học các trường cần tự chủ hơn về xây dựng chương trình đào tạo, giảm bớt môn kiến thức chung, bổ sung nhiều hơn môn chuyên ngành.

Thứ tám, Sửa Điều 32. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Hướng tới mở rộng và quyền tự quyết của các cơ sở giáo dục đại học. Nếu quy định tại điều này làm triệt tiêu quyền tự chủ các trường.

Thứ chín, về thủ tục và thẩm quyền thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học (Điều 27 Luật giáo dục đại học) cần nghiên cứu bổ sung: Cần làm rõ những điều kiện tối thiểu phải có và những cam kết mang tính pháp lý để có được quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại học, và quyết định cho phép hoạt động giáo dục đại học, cũng như các chế tài nếu vi phạm, để ngăn ngừa những hoạt động kinh doanh trá hình giáo dục đại học.

"Tuy nhiên, việc bổ sung điều luật trên cần bảo đảm đơn giản quy trình thành lập, hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học để bảo đảm chủ trương cải cách thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ" - GS Đinh Xuân Khoa lưu ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều hòn đảo xa xỉ ở Tây Ban Nha thu hút người giàu có và nổi tiếng.

3 hòn đảo đỉnh cao xa hoa ở Tây Ban Nha

GD&TĐ -Nhiều hòn đảo tư nhân của Tây Ban Nha, một số thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga, được những người giàu có và nổi tiếng lui tới.

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.