Truyền thông Trung Quốc gọi vũ khí của Nga là khắc tinh của tàu sân bay Mỹ

GD&TĐ - Trên cổng thông tin Sohu của Trung Quốc viết rằng tên lửa hành trình chống hạm Granit của Nga là có tiềm năng nhất để chiến đấu với các nhóm tàu sân bay Mỹ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo tác giả của bài báo, chính xác thì vũ khí này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu đề cập đến khi nói về việc chống lại các hàng không mẫu hạm Mỹ trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Người đứng đầu lực lượng vũ trang của Nga lưu ý rằng Lầu Năm Góc dành ngân sách cho việc thành lập các nhóm tàu sân bay, trong khi Moscow tập trung vào các thiết bị có thể được sử dụng để chống lại chúng. Cách tiếp cận như vậy là rẻ và hiệu quả hơn, Shoygu nhấn mạnh.

Theo tờ Sohu viết, trong số tất cả các hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh được tạo ra ở Nga kể từ sau Chiến tranh lạnh, Granit là vũ khí có tầm bay xa nhất, có khả năng gây sát thương nặng nhất cho hàng không mẫu hạm.

Cần lưu ý rằng loại tên lửa chống tàu này có khả năng tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách hơn 600 km, trong khi các nhóm tàu sân bay Mỹ chỉ có thể bảo vệ một khu vực có bán kính 550 km.

“Chỉ Granit đáp ứng tất cả các yêu cầu của vũ khí Nga, nhằm mục đích tiến hành một cuộc tấn công chống lại các tàu sân bay", tài liệu viết.

Như tác giả của bài viết nhấn mạnh, tên lửa chống hạm có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân tương đương lượng TNT lên tới 500 kiloton, cho phép phá hủy các mục tiêu lớn trên mặt nước.

Vào tháng 9, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã tiến hành các cuộc tập trận, trong đó họ đã phóng tên lửa Granit từ tàu ngầm hạt nhân Omsk. Tên lửa chống hạm đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách khoảng 350 km.

Tàu ngầm Omsk thường được gọi là "kẻ giết người" hay "cơn ác mộng" của hàng không mẫu hạm. Theo các chuyên gia quân sự, sở dĩ gọi như vậy là do tàu ngầm có thể trang bị tới 24 tên lửa hành trình Granit. Mỗi tên lửa này có khả năng đánh chìm ngay lập tức một nhóm tàu sân bay địch. 

Theo Ria.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.