Truyền hình Mỹ chỉ rõ lý do HIMARS mất hiệu quả tại Ukraine

GD&TĐ - Hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS của Mỹ tại Ukraine đang mất hiệu quả do hoạt động mạnh mẽ của hệ thống chế áp điện tử Nga, theo CNN.

Chỉ huy đơn vị Kuzia cho thấy tên lửa trên xe HIMARS ở miền Đông Ukraine vào ngày 1/7/2022. (Ảnh: WP).
Chỉ huy đơn vị Kuzia cho thấy tên lửa trên xe HIMARS ở miền Đông Ukraine vào ngày 1/7/2022. (Ảnh: WP).

Ngày 5/5, trích dẫn các nguồn tin, đài CNN của Mỹ cho biết, trong những tháng gần đây, các hệ thống HIMARS ngày càng kém hiệu quả do bị Nga phong tỏa gắt gao.

Quân đội Nga đang tăng cường sử dụng các thiết bị gây nhiễu để chống lại HIMARS ở Ukraine.

Kênh truyền hình Mỹ dẫn lời người điều khiển UAV Ukraine khi xác nhận tình hình sử dụng các hệ thống HIMARS.

5 nguồn tin của Mỹ, Anh và Ukraine nói với CNN rằng gần đây các hệ thống HIMARS ngày càng kém hiệu quả do sự ngăn chặn mạnh mẽ của Nga.

Điều này buộc các quan chức Mỹ và Ukraine phải tìm cách điều chỉnh phần mềm của HIMARS để chống lại sự gây nhiễu của Nga.

Một quan chức Lầu Năm Góc cho biết đây là một trò chơi "mèo vờn chuột liên tục” nhằm tìm ra biện pháp đối phó với việc gây nhiễu và không rõ trò chơi đó kéo dài trong bao lâu.

CNN cũng dẫn lời một trong các quan chức Anh nói rằng kể từ khi HIMARS được đưa ra lần đầu, các yêu cầu, đào tạo và thiết bị bổ sung đã thay đổi khi các hệ thống chế áp điện tử của Nga xuất hiện.

Tuy nhiên, khi một cuộc phản công lớn của Ukraine dự kiến sẽ sớm diễn ra và sự phụ thuộc của họ vào HIMARS, các giải pháp đang được ưu tiên hơn để quân đội Ukraine có thể đạt được bước tiến đáng kể.

Trước đó, ngày 15/1, một trong những nguồn tin của CNN kết luận rằng Ukraine "hoàn toàn là một phòng thí nghiệm vũ khí theo mọi nghĩa.

Lý do là vì một số loại thiết bị đưa tới đây chưa bao giờ được sử dụng trong một cuộc xung đột vũ trang giữa 2 nước công nghiệp".

Moscow đã nhiều lần lên án việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tháng 4/2022, Bộ Ngoại giao Nga gửi công hàm tới tất cả các nước NATO lên án việc cung cấp vũ khí cho Kiev.

Các nước phương Tây đã tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ Donbass.

Quyết định về chiến dịch đặc biệt được Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đưa ra trong bối cảnh tình hình trong khu vực ngày càng trầm trọng, được cho là do các chiến binh Ukraine thường xuyên nã pháo.

Theo IZ/CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ