Trường PT Vùng cao Việt Bắc: Nơi gửi trọn niềm tin

GD&TĐ - Dưới “mái nhà” chung trường PT Vùng cao Việt Bắc học sinh người dân tộc thiểu số không chỉ được học tập, rèn luyện, tu dưỡng mà còn nhận được tình yêu thương, sẻ chia trong vòng tay của các thầy cô, bạn bè.

Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc là mái nhà chung của con em đồng bào dân tộc đến từ 21 tỉnh thành trên cả nước.
Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc là mái nhà chung của con em đồng bào dân tộc đến từ 21 tỉnh thành trên cả nước.

“cái nôi” nuôi dưỡng những “mầm xanh”

Là ngôi trường nội trú đa hệ, đa dân tộc, trong đó có dân tộc rất ít người như: Ngái, Lự, Mảng, Sila, Clao, La Chí, Pu Kéo, Bố Y…Dù mặt bằng chung và trình độ đầu vào không đồng đều nhưng với tinh thần chung sức đồng lòng, miệt mài sáng tạo, cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn. Đến nay, trường PT Vùng cao Việt Bắc luôn tự hào là ngôi trường có bề dày lịch sử, để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp giáo dục trồng người và là “cái nôi” nuôi dưỡng những “mầm xanh” tương lai của đất nước.

Với phương châm lấy giáo dục đào tạo làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, nhà trường luôn phấn đấu xây dựng một môi trường học tập, giáo dục tốt nhất. Nơi mà ở đó học sinh không chỉ được trang bị những kiến thức mà còn được rèn luyện sáng tạo các kỹ năng để rồi các em sẽ thỏa sức ước mơ và biến những ước mơ đó thành hiện thực.

Mục tiêu của Nhà trường là đào tạo, phát triển toàn diện trí và lực cho học sinh người dân tộc thiểu số

Mục tiêu của Nhà trường là đào tạo, phát triển toàn diện trí và lực cho học sinh người dân tộc thiểu số

Cô Trần Thị Thanh Huệ - Phó Hiệu trưởng trường PT Vùng cao Việt Bắc khẳng định: Những năm qua, trường PT Vùng Cao Việt Bắc không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học. Nhà trường luôn tiên phong trong việc khẳng định quan điểm: Nếu có đội ngũ giáo viên giỏi và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tốt thì có thể phát triển trí lực học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngang với học sinh được sinh sống ở đô thị hay miền xuôi.

Quan điểm đúng đắn đó đã được chứng minh bằng kết quả cụ thể, từ khi thành lập cho đến nay, nhà trường đã đào tạo, nuôi dưỡng hơn 40 nghìn học sinh dân tộc thiểu số, trong đó có hơn 600 học sinh dân tộc thiểu số rất ít người có trình độ văn hóa từ lớp 9 thuộc các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng…Sau khi trưởng thành dưới “mái ấm vùng cao” 100% các em đều đỗ tốt nghiệp THPT tiếp tục học ở các trường Đại học, Cao đẳng và trở về địa phương công tác.

Tỷ lệ học sinh khối lớp 12 của nhà trường đỗ tốt nghiệp THPT hằng năm là 100%; Nhiều em đoạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia; Nhiều huy chương Vàng, Bạc, giải thưởng lớn tại các cuộc thi tìm hiểu khoa học kỹ thuật...

Điển hình như em Hảng A Chùng, học sinh dân tộc Mông lớp 12A15 - K61 trong 3 năm liền, Chùng liên tục đạt giải Nhất, Nhì kỳ thi HSG cấp tỉnh môn Vật Lí; đoạt Huy chương Bạc trại hè Hùng Vương các trường Chuyên khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; giải Khuyến khích kỳ thi HSG khối các trường chuyên vùng Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ. Em Mạ Thị Quỳnh, dân tộc Tày học sinh lớp 12A11 - K61 giành giải Giải Nhì, Giải Ba vượt cấp lớp 12 và giải Nhất trong Kỳ thi HSG cấp tỉnh môn Lịch Sử; Huy chương Đồng kỳ thi HSG Khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Quỳnh nằm trong Top thí sinh có điểm thi khối C00 cao nhất cả nước.

Thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em

Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc thù và gặp nhiều khó khăn song  Đảng ủy, BGH nhà trường luôn quyết tâm trong chỉ đạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chăm lo đời sống sinh hoạt và nắm bắt tâm lý của học sinh.

Với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết, hiểu biết sâu về tâm lý, đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số. Các thầy cô đã không quản ngại về thời gian, công sức xây dựng kế hoạch giảng dạy và giáo dục phù hợp như: tăng cường phụ đạo, dạy kèm từng học sinh, nhóm học sinh, tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng…

Các em là dân tộc rất ít người ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều thiếu hụt về kiến thức, nhà trường đã thực hiện phương án chia thành các nhóm nhỏ, phụ đạo lấp đầy kiến thức. Thời gian phụ đạo học sinh yếu, kém mỗi tuần từ 2-3 buổi cho các môn Toán học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn…

Nhiều em khi về trường học tập mang tâm lý mặc cảm, tự ti và khép mình, thấu hiểu tâm tư tình cảm của học trò, thầy cô không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn thay cha mẹ chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, rèn luyện nề nếp sinh hoạt. Đó là lý do, học sinh trường PT Vùng cao Việt Bắc luôn coi trường học là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em.

Thầy cô không chỉ dạy kiến thức mà còn thay cha mẹ chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, rèn luyện nề nếp sinh hoạt cho các em
Thầy cô không chỉ dạy kiến thức mà còn thay cha mẹ chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, rèn luyện nề nếp sinh hoạt cho các em

Nguyễn Trung Dũng, lớp 11A1 – K63 trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc chia sẻ: Từ nhỏ, em đã được nghe về truyền thống vẻ vang của Nhà trường, bản thân em thật may mắn khi được học tập và rèn luyện dưới mái trường PT Vùng cao Việt Bắc - Ngôi trường không chỉ dạy chữ mà còn dạy làm người. Thầy cô dưới mái ấm Vùng cao không chỉ truyền dạy, bồi dưỡng những hành trang tri thức mà còn giúp chúng em hoàn thiện cả về nhân cách để có đủ đức, đủ tài vững bước vào đời.

“Đến nay, biết bao thế hệ học trò trường PT Vùng cao Việt Bắc luôn cảm nhận được sự quan tâm, tình yêu thương hết mực của các thầy cô. Chúng em đã thực sự được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, một ngôi trường hạnh phúc, gắn kết tình cảm thầy trò. Chính điều đó, đã giúp chúng em trưởng thành, trở thành con ngoan, trò giỏi, những công dân có ích cho xã hội”: Em Bế Thị Khánh Hà, lớp 12A1 – K62 cho hay.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, bao thế hệ học sinh dân tộc thiểu số trường PT Vùng cao Việt Bắc đã mang theo những hành trang tri thức để bước vào đời, mở ra tương lai tươi sáng. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc, món quà lớn lao và ý nghĩa, là sự đền đáp xứng đáng nhất mà thầy cô luôn mong muốn nhận được.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.