Trường học vùng cao - bộn bề nỗi lo hậu khai giảng

GD&TĐ - Vượt lên nhiều khó khăn, công tác chuẩn bị trước ngày khai giảng đã được nhiều trường học vùng cao nỗ lực hết mình. Tuy vậy, vẫn còn bộn bề những nỗi lo mà ngay cả khi học sinh đã tới trường đông đủ vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.  

Đã vào năm học mới nhưng Trường TH Trung Lý 1 (xã Trung Lý - huyện Mường Lát – Thanh Hóa) vẫn thiếu nhiều giáo viên. Ảnh: Thanh Long
Đã vào năm học mới nhưng Trường TH Trung Lý 1 (xã Trung Lý - huyện Mường Lát – Thanh Hóa) vẫn thiếu nhiều giáo viên. Ảnh: Thanh Long

Chưa nguôi nỗi lo cơ sở vật chất

Tại Trường PTDTBT Tiểu học Mường Lạn (xã Mường Lạn - huyện Sốp Cộp - Sơn La), cơn lũ lịch sử vừa đi qua đã để lại nhiều nỗi lo, tổn thất về cơ sở vật chất.

Thầy giáo Hoàng Văn In – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường PTDTBT TH Mường Lạn có tổng số 778 học sinh và 44 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trường có 1 điểm chính và 8 điểm lẻ.

Nỗi lo hơn cả ở thời điểm sau ngày khai giảng khoảng 1 tuần nay vẫn là thiếu sách giáo khoa, đồ dùng học tập của học sinh tại điểm trường Bản Cống bởi phải loại bỏ hoàn toàn vì ngập bùn lũ hư hại. Mặc dù bước đầu, trường đã nhận được sự ủng hộ về sách giáo khoa, vở viết học sinh từ HĐND tỉnh hỗ trợ theo chế độ cho học sinh nghèo; CBCS đồn Biên phòng Mường Lạn… song để đáp ứng đủ cho học tập của HS tại điểm trường Bản Cống vẫn cần thêm 40 bộ sách giáo khoa các cấp.

 
Thầy Hoàng Văn In

Cơn lũ đầu năm học mới vừa qua đã ảnh hưởng đáng kể về cơ sở vật chất. Trong đó điểm trường lẻ Bản Cống chịu thiệt hại hơn cả. Từ hàng rào, cổng trường, giường tầng học sinh bán trú, chăn màn, sách vở… của học sinh đều bị nước lũ phá hỏng, bùn đất ngập sâu từ vài chục cm đến 1m trong phòng học và phòng bán trú khiến thiệt hại nặng nề về bàn học (11 bộ) và giường bán trú học sinh (7 giường tầng).

Đến nay, cách khắc phục trước mắt của trường cho gần 108 học sinh (trong đó 40 học sinh ở nội trú) tại điểm Bản Cống đảm bảo việc học tập sinh hoạt không bị gián đoạn vẫn là huy động PHHS góp tre để làm lại dát giường, dọn dẹp vệ sinh bùn đất trong lớp học và phòng bán trú, phòng bếp ăn… Với tường rào, cổng trường bị lũ cuốn trôi và hư hỏng chưa kịp khắc phục.

3 phòng vệ sinh duy nhất cho 407 học sinh, 30 giáo viên sử dụng tại Trường TH Thanh Vân (xã Thanh Vân – huyện Quản Bạ - Hà Giang). Ảnh: Thanh Long
3 phòng vệ sinh duy nhất cho 407 học sinh, 30 giáo viên sử dụng tại Trường TH Thanh Vân (xã Thanh Vân – huyện Quản Bạ - Hà Giang). Ảnh: Thanh Long

Cách trung tâm huyện Quản Bạ gần 10km, Trường TH xã Thanh Vân thuộc xã vùng 3 đặc biệt khó khăn.Trăn trở của BGH Trường TH Thanh Vân ở thời điểm này vẫn là sự quá tải về hệ thống công trình vệ sinh tại điểm trường chính.

Theo ước tính của cô Nguyễn Thị Hương Giang, để đáp ứng đủ nhu cầu nhà vệ sinh tại điểm trường chính, trường cần xây dựng thêm ít nhất 8 phòng vệ sinh và tận dụng thêm số nhà vệ sinh cũ. Thế nhưng, việc giải bài toán khó này với BGH Trường TH Thanh Vân gần như quá sức bởi ngân sách hạn hẹp; mọi việc BGH nhà trường vẫn trông chờ vào triển khai kêu gọi XHH từ các tổ chức từ thiện để dần tháo gỡ tình trạng quá tải nhà vệ sinh.

Cô Nguyễn Thị Hương Giang - Hiệu trưởng Trường TH Thanh Vân chia sẻ: Thực hiện yêu cầu chuyển dồn học sinh ở các điểm trường lẻ về trường chính để đảm bảo học tập trung, hiệu quả nên năm học 2018 - 2019 trường đã dồn học sinh hai điểm Ma Lùng và Làng Tấn 2 về điểm trường chính nên số học sinh tăng lên đáng kể. Hàng ngày có 407 học sinh, 30 giáo viên, 107 HS ở nội trú cùng tham gia học tập sinh hoạt tại trường chính khiến các công trình vệ sinh của trường vốn đã quá tải lại càng quá tải thêm.

Một khu vệ sinh 3 phòng được chia đều cho 30 giáo viên 1 phòng, còn lại 2 phòng cho hơn 400 học sinh nam nữ sử dụng. Vào các giờ ra chơi, đầu giờ học, giờ nghỉ… nhà vệ sinh hoạt động hết công suất mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh. Quá tải dẫn tới tình trạng nhiều học sinh phải đi vệ sinh không đúng nơi quy định, nhà vệ sinh trở nên kém sạch sẽ, ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của học sinh giáo viên nhà trường.

Cơ sở vật chất Trường PTDTBT Mường Lạn (xã Mường Lạn - huyện Sốp Cộp - Sơn La) chịu nhiều ảnh hưởng sau bão lũ. Ảnh: Thanh Long

Cơ sở vật chất Trường PTDTBT Mường Lạn (xã Mường Lạn - huyện Sốp Cộp - Sơn La) chịu nhiều ảnh hưởng sau bão lũ. Ảnh: Thanh Long

Vẫn nan giải bài toán thiếu giáo viên

Thiếu giáo viên tại huyện Mường Lát – Thanh Hóa đã diễn ra từ nhiều năm học trước. Và Trường TH Trung Lý 1 xã Trung Lý cũng nằm trong bối cảnh này nhiều năm trở lại đây và đặc biệt khi năm học mới 2018 – 2019 đã diễn ra. Thầy giáo Lê Quang Tùng – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Năm nay sẽ là năm học đặc biệt khó khăn và nhiều thách thức đối với nhà trường khi tổng số CB, GV, NV của trường chỉ có 29 người mà phải đảm đương cho 28 lớp học/ 470 học sinh. Trường đang thiếu 10 giáo viên văn hóa. Trong khi trường vẫn thiếu giáo viên thì một số giáo viên vẫn xin chuyển trường khiến thiếu hụt càng thêm thiếu hụt.

Không để học sinh và hoạt động giáo dục ngay từ đầu năm học mới bị gián đoạn ảnh hưởng, trường đã khắc phục bằng nhiều cách: Huy động cả ban giám hiệu cùng đứng lớp. Từ hiệu trưởng, 2 hiệu phó đều phải kiêm nhiệm vừa quản lý vừa giảng dạy. Ngoài ra BGH đã hợp đồng thêm được 4 giáo viên, vận động 3 giáo viên đứng lớp hai ca cả sáng lẫn chiều để đảm bảo đủ giờ dạy.

“Về số lượng thì chúng tôi hiện thời cố gắng căng mình lấp bằng đủ nhưng chất lượng giảng dạy lại khó để đảm bảo. Chỉ đơn giản, BGH nhà trường khi có việc cần giải quyết buộc phải nhờ thầy cô khác trông hộ lớp 1 - 2 tiết hoặc giao bài tập để các em ngồi làm mà không thể sát sao. Hoặc với những giáo viên ở dạng hợp đồng, lương ít chế độ ngoài không có gì thì họ cũng chỉ dạy cho đủ chứ khó để buộc họ phải gắn bó lâu dài, với tâm huyết để tạo ra chất lượng. Những GV dạy tăng ca tăng kíp thì vắt kiệt mình để đảm bảo đủ giờ, lấy đâu thời gian để tự nghiên cứu, đào sâu phương pháp tri thức cho ngày hôm sau lên lớp...” - Thầy Lê Quang Tùng phân trần.

Mong ước đủ giáo viên vẫn là bài toán khó giải lúc này không chỉ ở các trường thuộc huyện Mường Lát thì với một trường tiểu học thiếu tới phần nửa giáo viên càng khó giải quyết. Vẫn là trông đợi vào sự cố gắng, nỗ lực từ những người thầy đang công tác tại trường để học sinh không bị thiệt thòi gián đoạn học tập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.