Trường học hạnh phúc từ thầy cô thay đổi tư duy

GD&TĐ -Làm sao để học sinh tới trường trong hạnh phúc, giáo viên coi học trò như con, trường học là ngôi nhà thứ hai… Điều đó đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ từ tư duy tới hành động của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Học sinh hạnh phúc khi tới trường là mong ước của gia đình, nhà trường. (Ảnh khi chưa có dịch)
Học sinh hạnh phúc khi tới trường là mong ước của gia đình, nhà trường. (Ảnh khi chưa có dịch)

Đặt học sinh làm trung tâm

Tại trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) có thời điểm học sinh hút thuốc khá nhiều, nhà trường đã đưa ra các biện pháp ngăn cấm khác nhau kèm theo nhiều hình thức kỷ luật nhưng không hiệu quả. Học sinh vẫn lén lút hút thuốc trong nhà vệ sinh, thậm chí trong lớp học những khi không có thầy cô giáo.

Trước tình trạng này, ban ban giám hiệu đã từng đưa ra nội quy mới cho phép học sinh đăng ký tự cai nghiện thuốc lá. Trường mở góc hút thuốc dành cho học sinh, em nào đăng ký tự cai nghiện mới được hút thuốc và chỉ hút ở đó. Đi kèm theo đó là điều kiện các em phải cam kết hút với số lượng giảm dần. Kết quả đã có sự cải thiện đáng kể tình trạng học sinh nghiện thuốc lá.

Từ sự thay đổi tích cực này cho thấy, khi giáo dục trao cho học sinh quyền tự đặt ra mục tiêu và cố gắng thực hiện mục tiêu, không kỳ thị, không áp đặt hình thức kỷ luật cứng nhắc… thì hiệu quả giáo dục sẽ phát huy.

Đặc biệt, khi thầy cô, ban giám hiệu chuyển động tư duy và đổi mới phương pháp giáo dục, đưa học sinh vào thế vừa là người thách đấu vừa là người bị thách đấu các em sẽ nỗ lực chiến thắng bản thân mình. Dù có lúc các em chưa đúng nhưng vẫn được  trân trọng, đặt làm trung tâm đổi mới phương pháp giáo dục…

Tại trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân, Hà Nội), khuôn viên trường lớp được kiến tạo như “công viên” với hoa cây cảnh bắt mắt; hàng trăm chiếc ô đủ sắc màu treo khắp sân trường che nắng mưa cho học sinh được chính giáo viên bỏ kinh phí tặng học trò. Đặc biệt, khi bước chân tới trường lớp, học sinh sẽ được giáo viên đón tiếp bằng những nụ cười, cái ôm thân thiện và hỗ trợ hết mình trong học tập lẫn sinh hoạt; Giao tiếp, ứng xử nhẹ nhàng, sự quan tâm sâu sát…  

NGƯT Nguyễn Thị Kim Ngọc, Hiệu trưởng chia sẻ: Lấy học trò là trung tâm để đổi mới đòi hỏi mọi hoạt động giáo dục cũng như tư duy, cách ứng xử của thầy cô với học sinh phải thay đổi theo. Tất cả giáo viên của trường đều thấm nhuần quan điểm, học sinh được quan tâm giúp đỡ như đối tượng phục vụ chứ không mang tâm thế học trò, gia đình chạy theo thầy cô.

Với sự thay đổi này sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh ngày càng tăng; Học sinh thêm tự tin, chủ động trong học tập, giao tiếp. Trường lớp sạch đẹp, thân thiện và trở thành ngôi nhà thứ 2 để học sinh luôn mong muốn được tới trường, phụ huynh luôn yên tâm và muốn được gửi con.

NGƯT Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) từng chia sẻ: Đối với một trường học, sản phẩm làm ra là con người vì vậy việc xây dựng đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng phải được đặt lên hàng đầu…

Do đó, khi bắt đầu thành lập trường, bà Hiền tuyển và đào tạo giáo viên theo cách của riêng mình. Giáo viên được nhận về trường giảng dạy chủ yếu là sinh Khoa Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Cao đẳng Sư phạm Hà Nội chứ không tuyển giáo viên từng dạy ở các trường khác. Quá trình đào tạo giáo viên luôn đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, đổi mới phương pháp dạy học...

Trường còn thực hiện đầu tiên chương trình lãnh đạo bản thân trong đội ngũ giáo viên với mong muốn thầy cô đã tốt rồi thì tốt hơn, đổi mới rồi đổi mới hơn. Muốn tạo ra công dân toàn cầu thì giáo viên phải có tư duy của thầy cô giáo toàn cầu… Sau quá trình thực hiện cho thấy giáo viên đã thay đổi tích cực, tính chủ động sáng tạo nâng lên rõ rệt và hoạt động dạy và học thêm hiệu quả…

Không gian Trường Tiểu học Phan Đình Giót sạch đẹp, mát mẻ từ ý tưởng, hành động vì học trò. (Ảnh khi chưa có dịch)
Không gian Trường Tiểu học Phan Đình Giót sạch đẹp, mát mẻ từ ý tưởng, hành động vì học trò. (Ảnh khi chưa có dịch)

Thay đổi vì ngôi trường hạnh phúc

Sự chuyển động của thầy cô trong tư duy, phương pháp giáo dục, coi học sinh làm trung tâm của mọi nỗ lực đổi mới bản thân…vô cùng quan trọng để làm nên trường học hạnh phúc.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng mỗi nhà giáo cần tạo cho bản thân những thói quen ứng xử tốt, văn minh, tôn trọng từng cá nhân, bao gồm cả học sinh. Để làm được điều đó, cần nắm chắc một số các nguyên tắc cơ bản trong quá trình dạy học để tạo nên trường học hạnh phúc.

Trước hết, đó là sự kiên trì và khoan dung trước những hành vi thái độ không chuẩn mực của học sinh. Mỗi khi vấn đề nảy sinh, điều quan trọng không phải là giải quyết ngay lập tức mà nên tìm hiểu xem vì sao sai, do sự thiếu hụt nào mà học sinh xử sự như vậy.

Khi giáo viên khi tức giận thường lấp đầy cảm xúc giận dữ, bực tức sẽ khiến thầy cô quên đi rằng học sinh làm điều gì đó không thích hợp có nghĩa các em không được thỏa mãn về mặt nào đó. Thấu cảm và kiên nhẫn là những thái độ mà nhà giáo cần có từ đầu.

Mặt khác, mỗi nhà giáo cần gieo nhu cầu, hứng thú và có phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu giáo dục. Ngoài những yêu cầu giáo dục chung, giáo viên cũng cần biết kích thích đứng những sở trường cá nhân, những mong muốn của học sinh để từ đó đưa ra những hình thức sinh hoạt tập thể phong phú, bổ ích và thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên.

Giáo viên cũng có trách nhiệm giúp học sinh hiểu rõ bản chất sự việc để từ đó lựa chọn cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội, nhà trường. Đồng hành cùng học sinh, gips các em hòa nhập tập thể trên tinh thần tôn trọng người khác, tôn trọng tập thể và lợi ích của tập thể, cộng đồng.

Rõ ràng mấu chốt để thay đổi môi trường giáo dục hạnh phúc, giúp  học sinh độc lập, vui vẻ, thích đến trường, không sợ học tập… nằm ở sự chuyển biến, thay đổi nhận thức, hành động của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý từ tư duy đến phương pháp giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.