Trường học công khai kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường

GD&TĐ - Các trường học tại Thái Bình được yêu cầu công khai kế hoạch và các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội.

Giờ học tại Trường THPT Nguyễn Huệ (Thái Bình).
Giờ học tại Trường THPT Nguyễn Huệ (Thái Bình).

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT Thái Bình ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm trong ngành Giáo dục năm 2024.

Kế hoạch đưa mục tiêu: 100% các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và văn hóa ứng xử cho thành viên nhà trường.

Các nhà trường công khai kế hoạch và các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi có học sinh bị bạo lực học đường, tham gia vào các tệ nạn xã hội; xây dựng và triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ sở giáo dục.

100% cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường, tệ nạn xã hội và phòng ngừa tội phạm.

Về hình thức tổ chức, Sở GD&ĐT Thái Bình yêu cầu các cơ sở giáo dục thường xuyên lồng ghép tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, tọa đàm, sinh hoạt Đoàn, Đội; qua trang tin điện tử, mạng xã hội, diễn đàn, phát thanh nội bộ và các hình thức phù hợp khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.