Thái Bình lưu ý vấn đề cấp bách nhằm phòng, chống bạo lực học đường

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Thái Bình vừa có văn bản lưu ý cơ sở giáo dục một số nội dung cấp bách nhằm tăng cường công tác phòng, chống bạo lực học đường.

Học sinh Trường THCS Thái Phương (Hưng Hà, Thái Bình) trong một chuyên về về phòng chống bạo lực học đường.
Học sinh Trường THCS Thái Phương (Hưng Hà, Thái Bình) trong một chuyên về về phòng chống bạo lực học đường.

Trong đó, Sở GD&ĐT nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh về nội dung này.

Chủ động, tích cực phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường, gia đình và toàn xã hội trong phối hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh...

Sở GD&ĐT cũng lưu ý xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường theo giai đoạn và năm học. Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường. Chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị.

Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, của cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác quản lý, giáo dục học sinh; thường xuyên nắm bắt tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh, nhất là qua môi trường mạng. Quan tâm học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp. Tổ chức hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý và công tác xã hội trường học theo quy định.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh; kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học.

Cuối cùng, tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát, trên các trang mạng xã hội...). Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 đến người dân, các gia đình và trẻ em, học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.