Trường học chuyển động cùng giáo dục thông minh

GD&TĐ - Thời gian qua, nhiều trường học tại TPHCM đã hướng đến xây dựng trường học thông minh với việc tận dụng tối đa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản trị nhà trường, giảng dạy.

Học sinh Trường Tiểu học và THCS FPT Cầu Giấy tiếp cận với công nghệ thực tế ảo (VR-Virtual Reality). Ảnh: IT
Học sinh Trường Tiểu học và THCS FPT Cầu Giấy tiếp cận với công nghệ thực tế ảo (VR-Virtual Reality). Ảnh: IT

Đưa ứng dụng 3D vào dạy học

Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3), ngôi trường đầu tiên tại TPHCM thực hiện thí điểm mô hình trường học tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế. Thời gian qua, tập thể sư phạm nhà trường  không ngừng đổi mới sáng tạo trong dạy học để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Trường cũng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, tận dụng tối đa ứng dụng CNTT trong dạy học, quản trị nhà trường để bắt kịp với xu thế 4.0. Bên cạnh đó, trường cũng tiên phong trong việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá học sinh như giao bài tập, kiểm tra giữa kỳ trực tuyến… Mới đây, trường chính thức đưa ứng dụng công nghệ 3D vào dạy học môn Toán đối với học sinh khối 11.

Thầy Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết: Phòng chiếu 3D được đưa vào sử dụng từ năm học 2019 - 2020. Tuy nhiên trước đây, công nghệ 3D thường được các trường sử dụng để trình chiếu phim tư liệu, hỗ trợ dạy học các môn Lịch sử, Địa lý… Đa phần những bộ phim tư liệu này đã có sẵn. Từ đầu năm học 2020 - 2021, nhà trường mạnh dạn đưa công nghệ 3D vào giảng dạy môn Toán dành cho khối 11, cụ thể là phần Hình học không gian. Việc dạy học ứng dụng công nghệ 3D không hề dễ dàng, nên giáo viên phải dày công chuẩn bị, mất nhiều thời gian tìm hiểu, chuyển đổi từ định dạng 2D sang 3D để trình chiếu trên màn hình máy chiếu, tương thức với kính 3D.

Bước đầu ghi nhận, học sinh rất thích thú, học tập hiệu quả bởi những hình khối trong không gian trở nên sống động, gần gũi. Nhờ đó, các em dễ dàng liên hệ thực tiễn liên quan đến kiến thức bài học. Được biết, sau khi triển khai thí điểm với môn Toán và có những sơ kết ban đầu, nhà trường nhân rộng hình thức học tập này ở các môn như Sinh học, Vật lý…

Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3 trong tiết học dùng kính thực tế ảo. Ảnh: NTCC
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3 trong tiết học dùng kính thực tế ảo. Ảnh: NTCC 

Tương tự, hướng đến xây dựng mô hình trường học thông minh, từ năm học 2018 - 2019, Trường THCS Lê Quý Đôn (Quận 3)  đưa 27 kính thực tế ảo để ứng dụng trong các tiết giảng cho học sinh ở các môn như Lý, Hoá, Sinh, Công nghệ… Trường THCS Lê Quý Đôn cũng đưa vào 5 phòng học thông minh với tivi tương tác và phần mềm học liệu số 3D Mozabook, giúp học sinh học khoa học với hình ảnh 3D trực quan, sống động như thật.

Đặc biệt, trường áp dụng thí điểm phần mềm công nghệ nhận diện khuôn mặt để đơn giản hóa việc điểm danh và quản lý học sinh tại lớp 7/12 trong năm học 2019 -2020. Bên cạnh đó, trường đưa vào vận hành phòng kính vườn sinh vật 4.0, trồng rau sạch mà có thể quản lý bất cứ khi nào, ở đâu bằng phần mềm theo định hướng Internet of things…

Nhiều giải pháp đồng bộ

Chia sẻ về xây dựng trường học thông minh, cô Đỗ Thị Mỹ Hoà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh, Quận 10 cho rằng: Mặc dù có quan điểm khác nhau về trường học thông minh, tuy nhiên nổi bật chính là trường học vận dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực trên nền tảng ứng dụng tiến bộ công nghệ kĩ thuật số nhằm nâng cao chất lượng GD học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong đào tạo thế hệ trẻ.

Học sinh khối 11 Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 trong tiết học môn Toán ứng dụng công nghệ 3D. Ảnh: H. Huy
Học sinh khối 11 Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 trong tiết học môn Toán ứng dụng công nghệ 3D. Ảnh: H. Huy

Theo đó, thời gian qua, trường xây dựng mạng lưới công nghệ hóa toàn bộ công tác quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh bằng các phần mềm CNTT. Cụ thể, các báo cáo đều được yêu cầu cập nhật trên cổng thông tin điện tử, với thời gian quy định rõ ràng. Hồ sơ của giáo viên, nhân viên, học sinh  được quản lý bằng phần mềm… Bên cạnh đó, trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngày hội khoa học sáng tạo, các CLB Robotic, trải nghiệm với thí nghiệm vui…

Song song với dạy học, quản trị nhà trường theo xu hướng 4.0 cũng được nhiều trường học thực hiện như: Sổ liên lạc điện tử, sổ điểm điện tử, giáo án điện tử, điểm danh học sinh, giáo viên bằng dấu vân tay, lắp đặt camera an ninh toàn trường, thư viện điện tử, thanh toán học phí không dùng tiền mặt…

TS Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 3 (TPHCM) chia sẻ: Để xây dựng mô hình trường học thông minh, điều kiện đầu tiên chính là phải đổi mới tư duy quản lý, quản trị nhà trường. Cụ thể, người đứng đầu nhà trường cần có đam mê ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng như sẵn sàng truyền lửa, nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê đó trong tập thể sư phạm và học sinh của trường suốt quá trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó, nhà trường cần được trang bị các thiết bị dạy học,  nguồn học liệu hiện đại, số hóa,  phần mềm hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát huy hơn nữa động lực dạy và học của thầy và trò, làm cho nhiệm vụ dạy, học ngày càng nhẹ nhàng, hấp dẫn, hiện đại và minh bạch hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.