Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM được đầu tư 450 tỉ cho nghiên cứu Y sinh học

GD&TĐ -  Ngày 30/5, Trường ĐH Y Khoa (ĐHYK) Phạm Ngọc Thạch TPHCM đã tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Phát triển nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế trong trường đại học”.

Ban Giám hiệu Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch tặng hoa và quà lưu niệm cho các diễn giả tham gia hội thảo.
Ban Giám hiệu Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch tặng hoa và quà lưu niệm cho các diễn giả tham gia hội thảo.

Hội thảo có sự tham dự của Lãnh đạo các trường ĐH là thành viên Hội đồng Hiệu trưởng khối ngành Sức khỏe TPHCM, các Sở ngành liên quan, các viện nghiên cứu, các công ty dược phẩm, các nhà khoa học, các giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên của Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch.

Phát biểu tại hội thảo PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch TPHCM cho biết, hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực y học hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Trong những báo cáo xếp hạng ĐH mới đây, chưa có trường ĐH Y khoa nào trên cả nước nào lọt top các cơ sở đào tạo có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất.

Cụ thể, số lượng công bố quốc tế của các ĐH Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 2000 công bố khoa học/ 1 năm. Các trường ĐH có số lượng bài báo khoa học ISI lớn nhất thuộc về ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân,…

Xác định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng, vừa qua Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch đã được UBND TPHCM đầu tư 450 tỉ đồng cho hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực y sinh học. Nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng để mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, hạ tầng phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

Chúng tôi sẽ tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học 3 tháng/1 lần để chia sẻ các tri thức khoa học. Nhà trường tin tưởng, với sự đầu tư cũng như các hoạt động được tổ chức thường xuyên hơn, trong thời gian tới, sẽ có nhiều công bố khoa học quốc tế trong lĩnh vực y khoa.

Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch là trường ĐH xếp thứ 2 với 13 giải thưởng sau trường ĐH Y Dược TPHCM tại Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường ĐH-CĐ Y Dược Việt Nam lần thứ 19 năm 2018.

Theo TS Lê Văn Út, Trưởng phòng Khoa học và công nghệ, ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết, các cơ sở đào tạo ĐH cần gắn nghiên cứu khoa học vào giảng dạy. Các công bố khoa học không phải công bố xong rồi để đó mà phải sử dụng nó vào hoạt động chuyển giao ứng dụng vào thực tế hoặc ứng dụng trong hoạt động đào tạo ngay trong trường mình.

“Mỗi trường ĐH cần phải nhìn vào thực tế của đơn vị mình để xây dựng chính sách chung cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Các quỹ phát triển khoa học và công nghệ cần được đầu tư từ nhiều nguồn, như ngân sách (trích một tỉ lệ nhất định từ nguồn thu để đầu tư cho nghiên cứu) hoặc các nguồn vận động từ bên ngoài thông qua hợp tác trong nước và quốc tế”- TS Út nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...