Trường ĐH Văn Hiến sắp có cơ ngơi khang trang, hiện đại

GD&TĐ -Trường ĐH Văn Hiến vừa tổ chức Lễ cất nóc Khối Hiệu Bộ - Khu Phức hợp và Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến tại khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Công trình dự kiến được đưa vào hoạt động trong tháng 7/2019, phục vụ năm học mới 2019 – 2020.

Ban lãnh đạo HungHau Holdings tại lễ cất nóc
Ban lãnh đạo HungHau Holdings tại lễ cất nóc

Buổi lễ vinh dự được đón tiếp Ông Trần Văn Hậu – Chủ tịch HĐQT HungHau Holdings; PGS.TS Trần Văn Thiện – Hiệu trưởng trường ĐH Văn Hiến; Ban lãnh đạo HungHau Holdings; Ban lãnh đạo trường ĐH Văn Hiến; Ban lãnh đạo các trường thành viên thuộc Hệ thống giáo dục HEDU; Đại diện Công ty CP Xây dựng Phước Thành cùng cán bộ nhân viên, giảng viên và đông đảo sinh viên trường ĐH Văn Hiến.

Khối Hiệu Bộ được xây dựng trên tổng diện tích 19.070 m2 với 8 tầng nổi, 1 tầng hầm là một hạng mục trong dự án Campus mới của trường ĐH Văn Hiến bao gồm: 2 khối nhà học tập, 2 khối nhà ký túc xá, 1 nhà thi đấu đa năng, 1 khu nhà điều hành và các hạng mục khác dành cho hoạt động của sinh viên.

Trường ĐH Văn Hiến sắp sửa có thêmkhối cơ sở vật chất hiện đại được đưa vào sử dụng
 Trường ĐH Văn Hiến sắp sửa có thêmkhối cơ sở vật chất hiện đại được đưa vào sử dụng

Với mục tiêu mang đến môi trường học tập đầy sinh khí, tạo không gian mở, kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên, công trình sẽ được phủ xanh 75% diện tích, sử dụng hiệu quả năng lượng tự nhiên. Đặc biệt, không gian nội khu sẽ được trang bị công nghệ hiện đại, phòng học thông minh, khu vui chơi phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, các môn thể thao và các loại hình giải trí bổ ích cho sinh viên.

Được thành lập năm 1997, trường ĐH Văn Hiến đã có những bước tiến vượt bậc sau 22 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay, trường có 4 cơ sở đào tạo với tổng diện tích 250.154m2, khi cơ sở thứ 5 được đưa vào hoạt động sẽ mở ra cơ hội học tập trong môi trường giáo dục đại học mở theo hướng hội nhập quốc tế cho sinh viên.

Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh mô hình liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, lý thuyết và thực hành, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, phát huy tối đa tinh thần chủ động giúp sinh viên tự tin hòa nhập vào thị trường việc làm sau khi tốt nghiệp.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ