Trường ĐH Tôn Đức Thắng còn tồn tại trong thực hiện chính sách pháp luật về KHCN

GD&TĐ - Kết quả kiểm tra tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã phát hiện có những tồn tại và hạn chế về đào tạo và khoa học công nghệ.

Trường Đại học Tôn Đức tồn tại trong thực hiện chính sách pháp luật về KHCN.
Trường Đại học Tôn Đức tồn tại trong thực hiện chính sách pháp luật về KHCN.

Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT thực hiện kiểm tra tại Đại học Tôn Đức Thắng từ ngày 9-11/5/2022, về việc thực hiện chính sách pháp luật về khoa học công nghệ; tuyển sinh, liên kết, đào tạo từ xa, tự chủ mở ngành, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chỉ ra nhiều vấn đề.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện có 60 đơn vị đầu mối, gồm 16 khoa, 1 Viện hợp tác quốc tế, 4 Viện nghiên cứu, 19 Phòng - Ban - Trung tâm chức năng, 1 Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học-công nghệ, 2 tạp chí tiếng Anh phát hành toàn cầu, 10 Trung tâm khoa học-công nghệ, 5 cơ sở trực thuộc, 1 Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan và 1 Công ty dịch vụ - kỹ thuật.

Hoạt động khoa học công nghệ được thực hiện tại 16 khoa, 4 viện và các trung tâm, Viện Hợp tác Nghiên cứu và Đào tạo quốc tế, Trung tâm quan trắc môi trường, 2 tạp chí khoa học của Trường, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ban hành 146 văn bản phục vụ công tác điều hành, quản lý hoạt động khoa học công nghệ của Trường.

Trường đã ban hành và kịp thời điều chỉnh, bổ sung chiến lược, kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển, trong đó có lĩnh vực khoa học công nghệ. Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường và một số đơn vị liên quan lĩnh vực khoa học công nghệ được xây dựng và ban hành đầy đủ. Các quy định liên quan đến chế độ, chính sách của giảng viên, nghiên cứu viên được quy định rõ ràng. Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học được quan tâm đúng mức thể hiện qua các quy định, chính sách đã được ban hành.

Đoàn kiểm tra đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế:

Giai đoạn 2019 - 2021, trên cơ sở các quy định hiện hành, Trường đã chủ động xây dựng, ban hành và đưa vào áp dụng nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Trường vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, từ năm 2019-2020, trường có biểu hiện “nôn nóng” trong việc công bố quốc tế, không dựa trên định hướng thế mạnh thực tế của Trường, số lượng công bố quốc tế không dựa vào tiềm lực sẵn có của Trường mà chủ yếu dựa vào cán bộ kiêm nhiệm (trong nước và nước ngoài) ngoài Trường. Công bố quốc tế của Trường Đại học Tôn Đức Thắng có tác giả là người nước ngoài và cán bộ kiêm nhiệm là người trong nước rất cao, chiếm tới 70% tổng số công bố quốc tế của Trường trong giai đoạn 2019-2021.

Thứ hai, kinh phí chi cho công bố quốc tế năm 2019, 2020 của trường chiếm tỷ lệ 10-14% nguồn thu từ học phí là không phù hợp với Nghị định 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ.

Thứ ba, Trường Đại học Tôn Đức Thắng ký hợp đồng với các nhà khoa học trong và ngoài nước để hợp tác trong nghiên cứu khoa học có nhiều nội dung không phù hợp. Qua kiểm tra xác suất một số hợp đồng, nội dung hợp đồng không thể hiện rõ thông tin cũng như nhiệm vụ cần thực hiện: đơn vị công tác, lĩnh vực chuyên môn …;

Trong những năm trước, trường đã xây dựng và ban hành một số chủ trương chính sách thúc đẩy công bố quốc tế chưa tập trung vào việc ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà khoa học cơ hữu của Nhà trường, các kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế chủ yếu dựa vào việc hợp tác với các nhà khoa học ngoài trường, đặc biệt là các nhà khoa học nước ngoài.

Kinh phí chi trả cho hoạt động công bố quốc tế không hợp lý, mất cân đối với các nguồn kinh phí đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động khác của Nhà trường; chưa có chính sách phù hợp cho hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Kiến nghị xử lý

Đối với các nội dung liên quan việc thực hiện chính sách pháp luật về khoa học công nghệ, đề nghị Trường Đại học Tôn Đức Thắng:

Thứ nhất, tổ chức rà soát, hoàn thiện quy định về hoạt động khoa học và công nghệ của trường phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; có chính sách, quy định về kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế thực chất đóng góp hiệu quả cho việc nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo sau đại học của Nhà trường.

Thứ hai, bố trí kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ (trong đó có kinh phí chi cho công bố quốc tế) hợp lý, đảm bảo cân đối với nguồn thu của Trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ ba, Rà soát, dừng ký kết hợp đồng đối với cán bộ không thực hiện hợp tác nghiên cứu, hướng dẫn học viên sau đại học, tham gia hoạt động chuyên môn của trường.

Thứ tư, có kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm việc nợ đọng kinh phí công bố quốc tế với các tác giả đã ký kết hợp đồng trong giai đoạn 2019-2021 theo đúng quy định pháp luật.

Thứ năm, rà soát, xây dựng, ban hành quy định về liêm chính học thuật phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.