Trường ĐH Ngoại thương khởi động Chương trình WTO Chairs

GD&TĐ - Chiều 6/5, Trường ĐH Ngoại thương tổ chức Lễ khởi động Chương trình WTO Chairs.

PGS.TS Phạm Thu Hương (bên phải hàng 1) ký kết thoả thuận hợp tác với đối tác.
PGS.TS Phạm Thu Hương (bên phải hàng 1) ký kết thoả thuận hợp tác với đối tác.

PGS.TS Phạm Thu Hương – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường ĐH Ngoại thương (FTU) chính thức trở thành một trong 17 cơ sở giáo dục được lựa chọn từ 126 cơ sở giáo dục tại 54 quốc gia trên thế giới, và là cơ sở giáo dục duy nhất của Việt Nam được lựa chọn tham gia Chương trình WTO Chairs (WCP) giai đoạn 3 từ năm 2022 đến năm 2026.

Mục tiêu chung của WCP - FTU là "Tăng cường sự hợp tác giữa các chủ thể trong ngành, cơ sở học thuật và chính phủ trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam trong WTO và các FTA mới".

Để giải quyết khoảng cách rất lớn giữa việc thực hiện các cam kết của nhà nước từ góc độ chính sách và vai trò của các bên liên quan, từ đó đề xuất các giải pháp kết nối các bên liên quan khác nhau trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO cũng như các FTA thế hệ mới, FTU tổ chức một loạt các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và truyền thông lan tỏa tới cộng đồng với sự hợp tác của các đối tác đại diện cho các bên liên quan như: Bộ Công Thương, VCCI, Trung tâm WTO và một số hiệp hội ngành hàng.

Với mong muốn có thể rút ngắn khoảng cách giữa việc thực thi cũng như các cam kết trong hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là thế hệ mới; nhà trường mong muốn có thể kết nối được toàn bộ các chủ thể trong hệ sinh thái, làm thế nào để có được những chính sách phù hợp? Làm thế nào để các chính sách đó đi vào thực tiễn và làm thế nào để các chủ thể có thể tận dụng, khai thác được mọi lợi thế từ chính sách cũng như thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do.

Lễ khởi động Chương trình WTO Chairs của Trường ĐH Ngoại thương diễn ra thành công.
Lễ khởi động Chương trình WTO Chairs của Trường ĐH Ngoại thương diễn ra thành công.

Trường ĐH Ngoại thương xác định 5 mục tiêu chính khi tham gia Chương trình WTO Chairs, gồm: thúc đẩy nghiên cứu trong các vấn đề liên quan đến thương mại và đề cao chính sách liên quan; hỗ trợ phát triển, triển khai các khóa học về thương mại quốc tế và hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy; khuyến khích các hoạt động truyền thông, lan tỏa tới cộng đồng; so sánh, đối chiếu thông tin và thúc đẩy chia sẻ kiến thức về thương mại quốc tế; thiết lập, liên kết mạng lưới học thuật chặt chẽ.

Các hoạt động dự kiến do Trường ĐH Ngoại thương thực hiện trong dự án, gồm: Hoạt động nghiên cứu; Phát triển chương trình đào tạo và hoạt động giảng dạy; Hoạt động truyền thông, lan tỏa và các sự kiện.

Gửi lời chúc mừng đến Trường ĐH Ngoại thương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, nhà trường được chọn để triển khai các hoạt động trong khuôn khổ của Chương trình WTO Chairs – giai đoạn 3 - một trong những điểm khởi đầu có ý nghĩa cho quá trình thực hiện mục tiêu phát triển chiến lược của trường.

Với những giá trị mà Chương trình WTO Chairs của Trường ĐH Ngoại thương đã, đang và mang lại sẽ góp phần giúp Việt Nam giải quyết hiệu quả những vấn đề kinh tế, pháp lý đặt ra từ quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại đa biên hay quá trình tự do thương mại khu vực.

Chương trình WTO Chairs được khởi động vào năm 2010 nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết về hệ thống thương mại trong giới học giả và các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển thông qua các hoạt động phát triển chương trình đào tạo, các hoạt động nghiên cứu và các hoạt động truyền thông, lan tỏa tại các trường đại học và cơ quan nghiên cứu.

Các tổ chức học thuật dành được vị trí trong WTO Chairs nhận được sự hỗ trợ trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển chương trình đào tạo và các hoạt động truyền thông, lan tỏa tới cộng đồng. Vị trí trong WTO Chairs (chair-holders) được lựa chọn thông qua một quy trình cạnh tranh. Ban đầu chỉ có mười bốn tổ chức học thuật được lựa chọn vào WTO Chairs cho giai đoạn 4 năm (giai đoạn 1) từ năm 2009. Đến giai đoạn 2 của Chương trình thì có thêm bảy tổ chức được chọn vào năm 2014.

Sau khi kết thúc thời gian mở hồ sơ nhận ứng đơn cho giai đoạn 3 của Chương trình, WTO đã nhận được hơn 120 ứng đơn. Sau khi thực hiện quy trình xem xét chặt chẽ, WTO đã chọn được 17 tổ chức học thuật tham gia vào mạng lưới của Chương trình WTO Chairs vào tháng 12/2021. Điều này giúp đa dạng hóa hơn nữa sự hiện diện của Chương trình trên toàn cầu –  với mạng lưới hiện bao gồm 36 trường đại học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.