Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đưa vào sử dụng phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch

GD&TĐ - Không gian Đổi mới sáng tạo và phòng Thực hành Thiết kế vi mạch Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng được tài trợ bởi các đối tác doanh nghiệp. 

Cắt băng khánh thành Không gian đổi mới sáng tạo, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng.
Cắt băng khánh thành Không gian đổi mới sáng tạo, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng.

Ngày 1/2, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức khánh thành không gian Đổi mới sáng tạo DUT MAKER INNOVATION SPACE và phòng Thực hành Thiết kế vi mạch (IC Design Lab).

Không gian Đổi mới sáng tạo DUT MAKER INNOVATION SPACE hướng đến việc thực hiện chiến lược của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, với mục tiêu đẩy mạnh “Đổi mới sáng tạo - Khởi nghiệp” cho giảng viên, sinh viên nhà trường.

Không gian Đổi mới sáng tạo DUT MAKER INNOVATION SPACE sẽ mở cửa miễn phí cho giảng viên, sinh viên, học sinh có nhu cầu nghiên cứu, học tập, trải nghiệm và hiện thực hóa các ý tưởng khoa học.

Đây cũng là nơi mà doanh nghiệp đến tham quan, tìm hiểu về hoạt động Đổi mới sáng tạo - Khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên nhà trường từ đó tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa nhà trường và các đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Học sinh của các trường THPT có thể đến tham quan, tìm hiểu, tìm kiếm sự hỗ trợ, hướng dẫn cho các hoạt động NCKH, sáng tạo. Không gian sẽ góp phần khơi dậy đam mê về khoa học kỹ thuật của học sinh thông qua các hoạt động như STEM, hỗ trợ NCKH, tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh,... Từ đó tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển công nghệ cao, đặc biệt là lĩnh vực chip bán dẫn cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng cũng như miền Trung - Tây Nguyên.

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng thực hành tại Phòng Thực hành Thiết kế vi mạch.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng thực hành tại Phòng Thực hành Thiết kế vi mạch.

Phòng thực hành Thiết kế vi mạch được đầu tư trang thiết bị với hệ thống máy tính được cài đặt bộ công cụ thiết kế vi mạch chuẩn công nghiệp (Cadence) phục vụ hiệu quả cho công tác đào tạo chuyên ngành Vi điện tử - Thiết kế vi mạch sẽ bắt đầu tuyển sinh từ năm 2024.

Trước mắt, phòng sẽ được sử dụng cho các khoá đào tạo ngắn hạn Thiết kế vật lý vi mạch bán dẫn (VLSI) dự kiến khai giảng vào cuối tháng 2/2024 và phục vụ đào tạo cho sinh viên các ngành gần có liên quan đến thiết kế vi mạch bán dẫn.

Các thiết bị, máy tính thực hành được tài trợ chính của công ty TNHH Đà Nẵng FUJIKIN cùng các đối tác FPT Software, Renesas, Cadence, Unitec tài trợ phần cứng cũng như phần mềm có bản quyền. Các doanh nghiệp này cũng cam kết đồng hành cùng nhà trường trong công tác đào tạo nguồn nhân lực Vi điện tử - Thiết kế vi mạch và hỗ trợ các Khóa đào tạo ngắn hạn. Với sự hợp tác tài trợ này sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển đội ngũ nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.