Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức thi 'Nét chữ-Nết người'

GD&TĐ - Hoạt động nhằm tạo sân chơi khuyến khích học tập, rèn luyện sự sáng tạo của các bạn sinh viên trong toàn trường và khoa Giáo dục Tiểu học.

Vừa qua, khoa Giáo dục Tiểu học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tổ chức Chung khảo Hội thi “Nét chữ - Nết người”. Đây là hoạt động thường niên được khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức nhằm tạo sân chơi khuyến khích học tập, rèn luyện sự sáng tạo của các bạn sinh viên trong toàn trường nói chung và khoa Giáo dục Tiểu học nói riêng.

Bên cạnh đó, “Nét chữ - Nết người” còn là dịp để các bạn sinh viên yêu thích chữ viết được thể hiện niềm say mê, năng khiếu của bản thân, giao lưu, học hỏi nâng cao nghiệp vụ sư phạm.

Điều đó góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Hội thi còn là sự thể hiện nét truyền thống và đặc trưng riêng biệt chỉ có ở khoa Giáo dục Tiểu học.

Đến dự chương trình có: Cô Đinh Thị Thanh Tâm – Trưởng phòng Marketing Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà - Nhà tài trợ của chương trình; thầy Nguyễn Đương Ánh - Giám đốc Trung tâm Luyện chữ đẹp Ánh Dương; cô Nguyễn Thị Thùy Loan – Giám đốc Trung tâm Luyện chữ đẹp Thùy Loan cùng toàn thể các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt là sự có mặt của 140 thí sinh đã xuất sắc bước vào vòng Chung khảo của Hội thi.

Các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học cùng nhà tài trợ và khách mời.
Các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học cùng nhà tài trợ và khách mời.

Phát biểu khai mạc Hội thi, TS. GVCC Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học đã động viên, khích lệ tinh thần tới 140 thí sinh tham gia Hội thi và toàn thể các bạn sinh viên trong Khoa.

TS.GVCC Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học phát biểu tại Hội thi.
TS.GVCC Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học phát biểu tại Hội thi.

Nội dung phần thi Chung khảo năm nay đặc biệt chú trọng đến nét chữ, sự sáng tạo của thí sinh trong từng bài viết.

Các thí sinh được BTC phát giấy thi và bút máy do Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà tài trợ.

Các thí sinh được BTC phát giấy thi và bút máy do Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà tài trợ.

BGK vòng thi Chung khảo gồm có: TS.GVC Lê Thị Lan Anh, TS. GVC Vũ Thị Tuyết, TS.GVC Khuất Thị Lan. Đây chính là những người "cầm cân nảy mực", có kiến thức và chuyên môn cao về chữ viết. Điều này, góp phần nâng cao chất lượng các bài thi đạt giải.

TS.GVC Lê Thị Lan Anh (người đứng thứ năm từ trái sang phải), TS.GVC Vũ Thị Tuyết - Phó Trưởng Khoa (người đứng thứ ba từ phải sang trái), TS.GVC Khuất Thị Lan (người đứng thứ tư từ trái sang phải).
TS.GVC Lê Thị Lan Anh (người đứng thứ năm từ trái sang phải), TS.GVC Vũ Thị Tuyết - Phó Trưởng Khoa (người đứng thứ ba từ phải sang trái), TS.GVC Khuất Thị Lan (người đứng thứ tư từ trái sang phải).

Trong quá trình làm bài thi, các thí sinh luôn tập trung tinh thần, nghiêm túc hoàn thành bài thi của mình một cách xuất sắc nhất. Ban Giám khảo cũng đánh giá rất cao về kĩ thuật viết, kĩ thuật điều chỉnh bút linh hoạt, trình bày bài sáng tạo của các bạn thí sinh trong vòng thi Chung khảo năm nay.

140 thí sinh chăm chú, tập trung làm bài thi.

140 thí sinh chăm chú, tập trung làm bài thi.

Thầy cô cùng nhà tài trợ và khách mời quan sát quá trình các thí sinh làm bài thi.

Thầy cô cùng nhà tài trợ và khách mời quan sát quá trình các thí sinh làm bài thi.

Sau hai vòng thi tài viết chữ sôi nổi, Hội thi “Nét chữ - Nết người” năm 2023 đã diễn ra thành công tốt đẹp.

20 Giải Nhất.

20 Giải Nhất.

30 Giải Nhì.

30 Giải Nhì.

50 Giải Ba.

50 Giải Ba.

40 Giải Khuyến khích.

40 Giải Khuyến khích.

Đến với Hội thi, các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học còn được tham gia vào các trò chơi giao lưu khán giả và nhận được rất nhiều phần quà có giá trị từ các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, các tiết mục văn nghệ đặc sắc cũng khiến cho không khí Hội thi càng trở nên náo nhiệt, vui vẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.