Trường đại học phải luôn đi đầu trong nghiên cứu khoa học!

GD&TĐ - Báo cáo của PGS.TS. Vũ Văn Tích, Trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội đã nêu lên bối cảnh của đại học trong tình hình mới, vị trí vai trò của đại học và hoạt động khoa học công nghệ của các đại học đối với ngành KH&CN và đối với Đất nước. Bên cạnh đó, cũng chỉ ra các vấn đề tồn tại của hoạt động KHCN ở các trường đại học, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động KHCN trong thời gian tới.

PGS.TS Vũ Văn Tích thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo tại Hội nghị
PGS.TS Vũ Văn Tích thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo tại Hội nghị
Những thành tựu đáng ghi nhận

Thành tựu hoạt động KHCN trong các cơ sở giáo dục đại học không những góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước như đã nêu ở trên, mà còn được Bộ KH&CN đánh giá cao về chất lượng nghiên cứu:

Các công bố quốc tế của các nhà khoa học thuộc khối các trường đại học đã được Bộ KH&CN vinh danh với tổng cộng 7/11 giải thưởng Tạ Quang Bửu trong cả nước. Các công bố quốc tế ngày càng có chất lượng, nhiều công bố đã khẳng định chất lượng và sự khác biệt về nghiên cứu khoa học của các trường đại học so với khối khoa học xã hội nhân văn thuộc các viện nghiên cứu của các bộ/ngành khác trong cả nước.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Các nhà khoa học thuộc các trường đại học đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý quốc tế và quốc gia, chiếm tỷ trọng giải thưởng cao so sánh với tổng số lượng đạt được trong cả nước như Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng khoa học cấp quốc gia, Giải thưởng VIFOTEC, WIPO, giải thưởng nhân tài đất Việt, Giải thưởng Quả Cầu Vàng.

Nghiên cứu khoa học giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động khoa học và công nghệ của ngành giáo dục và đào tạo,đã góp phần trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên của sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu, đưa ra các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.

Các trường đại học khối khoa học xã hội và nhân văn có đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhiều kết luận của khoa học xã hội và nhân văn đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các Nghị quyết, hoạch định các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới.

Các nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các trường đại học khối kỹ thuật và nông lâm, y dược đã  đóng góp rất lớn cho việc giải quyết các vấn đề KT-XH, cho các ngành, các lĩnh vực trọng điểm của đất nước, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm tạo ra sản phẩm mới thay thế nhập khẩu trong các ngành kinh tế mũi nhọn.

Kết quả hoạt động KHCN của các nhà khoa học và sự vươn lên của các đại học góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tiềm lực KHCN của toàn ngành KHCN. Qua đó tiềm lực KHCN quốc gia được gia tăng trong những năm gần đây. Theo xếp hạng về trình độ sáng tạo KHCN của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO năm 2015 đối với 143 quốc gia thì Việt Nam được xếp thứ 71/143, trong khi GDP xếp thứ 132/143.  

Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành

 
Trường đại học phải luôn đi đầu trong nghiên cứu khoa học! ảnh 2Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Tôi rất mong Bộ GD&ĐT và các nhà trường tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của Bộ KH&CN sâu hơn, hiệu quả hơn. Xin cảm ơn Ủy ban KHCN của Quốc hội, các nhà trường, doanh nghiệp, đó là khách hàng. Đặc biệt cảm ơn các thầy các cô, những người sẽ thực hiện và cộng đồng các nhà khoa học. Tôi tin rằng, tới đây các nhà trường sẽ lan tỏa rộng khắp tinh thần nghiên cứu khoa học. Hoạt động NCKH sẽ không chỉ trong các giảng viên mà còn trong đội ngũ sinh viên, những giảng viên đã nghỉ hưu, tạo nên chuỗi liên kết nghiên cứu. Năm tới, khi đã có bước đi, hướng đi đúng, chúng ta sẽ có những sản phẩm KHCN thực sự đáng tự hào.

Ngành Giáo dục đang sở hữu một lực lượng dồi dào các nhà khoa học trình độ cao so với các ngành khác trong cả nước (chiếm hơn 50% so với cả nước) với nguồn nhân lực chất lượng cao (PGS,GS, TS), hơn hẳn  nguồn nhân lực chất lượng cao tại các viện nghiên cứu. Các nhà khoa học trong ngành giáo dục đã có nhiều đóng góp cho phát triển ngành giáo dục, KT-XH đạt được nhiều giải thưởng cao quý quốc tế và quốc gia.

Tuy nhiên, về mặt cơ cấu, chức năng và mô hình tổ chức đại học hiện đại, hiện trạng các tổ chức KHCN trong hệ thống các trường đại học vẫn còn một số tồn tại: Tổ chức hoạt động KHCN trong các trường chưa theo quy chuẩn về tổ chức hoạt động KHCN của  SRI; Thiếu nhiều trang thiết bị KHCN cho đào tạo và nghiên cứu theo chuẩn CDIO/SRIC, gây khó khăn cho đào tạo và nghiên cứu để hướng tới tạo sản phẩm chất lượng cao và thương mại hóa sản phẩm.

Kinh phí Ngân sách KHCN đầu tư cho hoạt động KHCN của ngành Giáo dục là thấp. Đặc biệt, ngân sách KHCN đầu tư cho ngành Giáo dục trong những năm qua có xu thế giảm, trong khi số lượng các nhà khoa học trong ngành ngày càng tăng, số lượng các sản phẩm KHCN của các trường đại học đóng góp cho tiềm lực KHCN quốc gia là lớn. Đặc biệt với sự tiến bộ của KHCN ngày càng nhanh, nhu cầu nghiên cứu trong các trường đại học ngày càng gia tăng.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN trong các trường đại học, báo cáo đề xuất 3 giải pháp: cơ chế, đầu tư hạ tầnghợp tác theo chức năng. Cụ thể với Chính phủ: Đề nghị thực hiện giải pháp hạ tầng, liên quan đến quy hoạch và đầu tư liên ngành, các bộ và địa phương để tiết kiệm nguồn lực đầu tư và tạo phương án đa lợi ích cho các bên liên quan.

Thành lập các công viên khoa học, thông qua điều chỉnh quy hoạch các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao... tại các địa phương và của các bộ ngành nằm cạnh các trường đại học và tổ chức phối hợp hoạt động, theo mô hình Technopolis, tương tự Khu đô thị Đại học Khu công nghệ cao Hòa Lạc và – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tập trung đầu tư cho một số trung tâm KHCN lớn của đất nước gắn với các đại học quốc gia và các đại học vùng, cũng như một số đại học trọng điểm trong cả nước. Trong giai đoạn tới, tăng cường đầu tư phát triển một số đại học 4.0, mang tư tưởng dẫn dắt, khai phóng, để tổ chức nghiên cứu và đào tạo cho một số ngành nghề mới, lĩnh vực KHCN mới gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đối với các bộ ban ngành, báo cáo cũng kiến nghị với Bộ GD&ĐT và Bộ KH&CN nhiều nội dung như: Thay đổi mô hình đầu tư cho hoạt động KHCN cho các trường đại học, trong đó không phân biệt giữa công lập và ngoài công lập; Thay đổi phương thức tổ chức các nhiệm vụ KHCN trong các trường đại học; Thực hiện Điều 7 của Nghị định 95/2014/NĐ-CP, thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách KHCN theo mô hình quỹ; Thực hiện Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo mô hình đối tác công tư; Thay đổi mô hình tổ chức các tổ chức KHCN trong các trường đại học, hướng tới phát triển sản phẩm gắn với đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Kiến nghị với Bộ KH&CN về cơ chế, chính sách: Hỗ trợ các trường đại học (không phân biệt trường công lập hay ngoài công lập) tổ chức hoạt động nghiên cứu cho nghiên cứu sinh và sau tiến sỹ (Postdoc) để nâng cao chất lượng đào tạo đặc biệt đối với các ngành KHCB thông qua học bổng nghiên cứu; Cũng như nhiều nội dung quan trọng khác như thanh quyết toán; ; Thay đổi cơ cấu đầu tư cho KHCN từ nguồn sự nghiệp KHCN theo tương quan số lượng các tổ chức KHCN, nhân lực KHCNsản phẩm đầu ra; Hỗ trợ Bộ GD&ĐT triển khai các nhiệm vụ thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ...   

Là trường đại học phải có nghiên cứu khoa học

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đầy tâm huyết và trách nhiệm của các vị đại biểu, Bộ trưởng lưu ý các Vụ Cục của Bộ  GD&ĐT sẽ tập hợp các kiến nghị để làm việc với các Vụ của Bộ KHCN. Bộ trưởng cho rằng: : Đây là cuộc gặp gỡ, lắng nghe ý kiến, tư vấn của các cơ sở, cho dù các ý kiến chưa nêu hết vấn đề nhưng đã rõ các hướng đi.

Trước việc hoạt động NCKH còn bị xem nhẹ ở nhiều trường, nhiều người chưa thực sự quan tâm, Bộ trưởng đề nghị: Các đồng chí  hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức thực hiện nghiêm trách nhiệm NCKH. Công tác thông tin, rất nhiều câu hỏi, vấn đề liên quan đến KHCN nêu ra còn thiếu thực tiễn, các nhà trường cần rà soát các văn bản về KHCN, thực tế là có nhiều hướng dẫn, cơ hội thuận lợi cho hoạt động NCKH nhưng trường không biết, hoặc có biết nhưng chưa khai thác được.

Bộ trưởng cũng yêu cầu: Vụ KHCN của Bộ cần tiếp tục rà soát, có hướng dẫn khả thi, vận dụng để thống nhất thực hiện; đề xuất nhiệm vụ, chương trình dự án riêng, chung theo chuỗi tập hợp để có ngân hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ, trước hết cho năm 2018 để đưa vào dự toán ngân sách. Dành thời gian công sức xây dựng chiến lược KHCN bài bản, cử thêm nhóm nghiên cứu; không giao cho các phòng ban, hình thức.

Bộ trưởng khuyến cáo các nhà trường: Không phải trường nào cũng có chiến lược NCKH đỉnh cao, mà phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của trường, nhưng đã là trường đại học phải có NCKH. Trước hết nghiên cứu chuyển giao công nghệ đào tạo, không phải cứ to tát mới là nghiên cứu, tùy lộ trình nhưng phải đưa văn hóa nghiên cứu vào trường đại học. Từng bước đưa hoạt động NCKH một cách có chiếu lược và thiết thực, đưa ra được cơ chế tạo ra nguồn lực và động lực cho người thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ