Tăng cường công tác NCKH trong các trường đại học giai đoạn 2017-2025

GD&TĐ - Sáng nay 29/7/2017, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ KHCN tổ chức Hội nghị “Phát triển khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2017-2025”. Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng KHCN Chu Ngọc Anh đồng chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc Hội nghị
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc Hội nghị

Tham dự Hội nghị còn có Đ/c Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Uỷ ban KHCN của Quốc hội, cùng hơn 300 đại biểu là đại diện các Bộ/ngành, lãnh đạo, nhà khoa học, giảng viên của  các cơ sở giáo dục đại học, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp quan tâm tới nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên cả nước,

Hội nghị được coi như một “Hội nghị Bình Than” nhằm mục đích hiến kế, tìm các giải pháp khả thi để đẩy mạnh NCKH, phát triển KHCN trong các cơ sở GDĐH phù hợp với thực tế trước mắt cũng như yêu cầu lâu dài về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặc biệt nhấn mạnh: Nghiên cứu khoa học và đào tạo là 2 trụ cột của các trường đại học, nhưng triển khai thế nào có sự khác nhau giữa các quốc gia, các cơ sở đào tạo.

Đối với NCKH, chuyên giao công nghệ trong các trường đại học khác với các cơ sở không đào tào ở chỗ không chỉ tạo ra sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống mà trước hết còn là để nâng cao chất lượng đào tạo.

Khác với phổ thông, giáo dục đại học quan trọng là tạo ra tri thức mới, các nhà trường nếu không đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ sẽ thuần túy là truyền bá mà không sáng tạo. Quốc gia càng phát triển bền vững nghiên cứu khoa học cơ bản càng được coi trọng, nếu chỉ chuyển giao mà không trên nền tảng khoa học cơ bản thì chỉ là ăn xổi, những quốc gia mạnh đều có nền tảng khoa học cơ bản mạnh, đây cần phải là hướng đi của giáo dục đại học  - Bộ trưởng yêu cầu.

Bộ trưởng phân tích: Nghiên cứu khoa học đã thực hiện ở nhiều nhà trường nhưng không đến nơi đến chốn, rất nhiều thời gian sức lực các trường dành cho đào tạo, dường như khoa học công nghệ được xếp sau, đây là thực trạng. Tinh thần nghiên cứu không tương ứng với đào tạo trường sẽ không bền vững, các trường phải thấy rằng nghiên cứu tuy tốn kém, khó khăn nhưng tạo ra thương hiệu cho nhà trường, thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi. Một trưởng không mạnh nghiên cứu khó giữ chân nhà khoa  học giỏi.

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn, Hội nghị này là để các nhà trường cùng hiến kế xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa hcoj, trên cơ sở đó rà soát những vấn đề thuộc Bộ sẽ giải quyết ngay, vấn đề lón hơn báo cáo Chính phú, Quốc hội, tạo cơ chế hoạt động KHCN, trong đó có KHCN trong các trường đại học.

Làm sao để chất lượng các sản phẩm KHCN phải là minh chứng phản ánh môi trường phát triển KHCN. Đâu là nút thắt từ cơ chế chính sách, đâu là nút thắt từ các nhà trường, mỗi nhà trường có sự chủ động đến đâu, các doanh nghiệp, tập đoàn tham gia, vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm. 

Hội nghị cũng là cơ hội để các trường đại học tiếp cận với định hướng phát triển khoa học công nghệ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Các đại biểu đã tập tập trung thảo luận 3 nội dung sau:

Thứ nhất: xác định điểm nghẽn trong hoạt động KHCN nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ;

Thứ hai: làm rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách phát triển KH&CN; tổ chức hoạt động KH&CN và tiềm lực KH&CN, kết nối doanh nghiệp, hợp tác quốc tế về KH&CN;

Thứ ba: đề xuất các hướng nghiên cứu chiến lược và trọng tâm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của các ngành trong giai đoạn 2017-2025 phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đồng thời, đề xuất các kiến nghị, giải pháp thực hiện.

Một nội dung quan trọng của Hội nghị là hướng đến kết nối giữa các bên liên quan trong huy động mọi tiềm năng đội ngũ, cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư… để nâng cao hiệu quả công tác NCKH, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và chuyển giao, giữa nhà trường, viện nghiên cứu với doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Mục tiêu này sẽ được cụ thể hóa bằng nội dung Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ GD&ĐT – Bộ KHCN. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh ký kết chương trình phối hợp
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh ký kết chương trình phối hợp
Hiện thực hóa nội dung này, tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ KHCN và GD&ĐT giai đoạn 2017-2025. Theo đó, mục đích hợp tác phát triển KH&CN nhằm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nâng cao năng lực KCKH, phát triển và chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực KHCN thúc đẩy liên kết giữa các cơ sở GDĐH, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp nhằm phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.  Với các nội dung cụ thể sau:

1. Triển khai các nhiệm vụ được phân công tại các chương trình phát triển khoa học và công nghệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020; Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực vật lý, hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển; Quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học đến năm 2025; Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các chương trình liên quan khác).

 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo thế mạnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”.

3. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam”, được phê duyệt tại Quyết định số 888/QĐ-BKHCN ngày 04/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho các cơ sở giáo dục đại học; xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh thông qua việc thực hiện Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học và Quyết định 2469/QĐ-TTg ngày 16/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Hình thành một số cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu có thứ hạng cao trong khu vực.

5. Xây dựng, triển khai hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

Phối hợp triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ ứng dụng và đổi mới công nghệ; các hoạt động về sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ trong các cơ sở giáo dục đại học hướng tới làm chủ công nghệ, góp phần phát triển sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao.

6. Xây dựng, triển khai cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu về tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.

7. Hai Bên phối hợp với các bộ ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất và xây dựng cơ chế chính sách đặc thù trong hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.

8. Hai Bên phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoa học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật của ngành giáo dục trong phạm vi toàn quốc, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ trong ngành giáo dục; tổ chức triển khai kịp thời các nhiệm vụ đột xuất đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.
AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.