Trung Quốc: Trường dựng lều cho học sinh ngủ trưa

GD&TĐ -Từ tháng 5, Trường Tiểu học Xingfuhe, tỉnh Chiết Giang, cho phép học sinh tự dựng lều ngủ trong thời gian nghỉ trưa, đồng thời khuyến khích các em trang trí, gắn biển tên lên lều khi ngủ.

Học sinh Trường Xingfuhe dựng lều ngủ tại hội trường lớn.
Học sinh Trường Xingfuhe dựng lều ngủ tại hội trường lớn.

Sau hơn một tháng ứng dụng, giáo viên nhận thấy học sinh ngủ nhanh hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Bà Zhou, Hiệu trưởng Trường Xingfuhe, cho biết: “Việc tự dựng lều và ngủ trong không gian riêng nhằm dạy học sinh quan tâm hơn đến sức khoẻ giấc ngủ, xây dựng thói quen tự lập. Đây là phẩm chất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ”.

Em Yiyi, học sinh nhà trường, miêu tả lều của em màu hồng, có hình một chú gấu đang nằm. Ngoài lều, cô bé trang trí dòng chữ “Ngôi nhà nhỏ của Yiyi”, yêu cầu mọi người cởi giày trước khi vào lều và giữ yên lặng.

“Ngủ trong lều thoải mái hơn ngủ ngồi hoặc ngủ trên đệm vì lều rất thoải mái. Sau giờ nghỉ trưa, cháu được tiếp thêm năng lượng để học tập vào buổi chiều”, Yiyi chia sẻ.

Tại các trường phổ thông ở Trung Quốc, học sinh nghỉ trưa bằng cách ngủ gục trên bàn hoặc tận dụng thời gian này để làm bài tập. Cách làm khác biệt của Trường Xingfuhe được nhiều phụ huynh, người dân Trung Quốc khen ngợi, ủng hộ.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của học sinh phổ thông. Các trường học được khuyến khích cải thiện chất lượng và môi trường học tập, sinh hoạt nhằm hạn chế các bệnh thường gặp ở học sinh như thừa cân, cận thị.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.