Trung Quốc: Áp lực việc làm đẩy sinh viên tới... gian lận

GD&TĐ -Trong bối cảnh tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục và tỷ lệ cạnh tranh việc làm gay gắt, các cơ sở giáo dục đại học phải chịu áp lực rất lớn trong việc kết nối và tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Điều này khiến nhiều sinh viên và trường học gian lận.

Sinh viên Trung Quốc tham gia ngày hội việc làm năm 2021.
Sinh viên Trung Quốc tham gia ngày hội việc làm năm 2021.

Đầu tháng 6, theo khảo sát của trang tin tức hàng đầu Trung Quốc, Caixin, một số cơ sở giáo dục đại học đã giữ bằng của sinh viên tốt nghiệp cho đến khi họ tìm được việc làm.

Nhờ đó, số lượng sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp tỷ lệ thuận với số lượng tân cử nhân tìm được việc làm và tăng thêm uy tín cho các trường đại học.

PGS Neal Chean, nghiên cứu về Trung Quốc tại Trường Đại học Quốc tế Akita, cho rằng Bắc Kinh đã quá chú trọng vào việc sinh viên phải tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Áp lực này đẩy sinh viên và các trường đại học thực hiện các hành vi gian lận, khiến mục tiêu kích thích nguồn nhân lực bị phản tác dụng.

Theo PGS Chen, dựa trên kinh nghiệm, sinh viên mới tốt nghiệp sẽ khó trúng tuyển vào các công việc mơ ước. Vì thế, các em phải tìm hướng đi khác để tồn tại trong thị trường cạnh tranh như học cao học. Thậm chí, một số em làm giả bằng cấp, khai khống số năm kinh nghiệm...

Áp lực tìm việc làm của tân cử nhân Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây, đặc biệt sau 2 năm dịch Covid-19 tác động lên nền kinh tế quốc gia.

Ông Chen nhận định, các cơ sở giáo dục đều muốn kết quả tỷ lệ việc làm của họ là tích cực, có triển vọng. Vì vậy, việc cấp bằng tốt nghiệp cho những sinh viên Trung Quốc đã có việc làm làm chỉ là một cách để làm đẹp cho hồ sơ của trường.

Do dịch Covid-19 và nhiều quốc gia giảm hợp tác kinh tế với Trung Quốc, ít việc làm có sẵn trên thị trường nên bằng tốt nghiệp của sinh viên bị giữ lại càng cao.

Tuy nhiên, việc Bắc Kinh cảnh cáo các cơ sở giáo dục không được phép gian lận không giúp tình hình trở nên khả quan hơn. “Chính phủ Trung Quốc đã cảnh cáo hành vi gian lận trong nhiều năm nhưng chúng tôi chưa thấy vấn đề này giảm thiểu”, PGS Chen nhận xét.

Đồng tình với PGS Chen, ông James Chin, Giáo sư nghiên cứu châu Á tại Trường Đại học Tasmania, cho rằng, việc cảnh cáo là vô nghĩa, đặc biệt khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế hoàn toàn theo định hướng thị trường.

“Hàng năm, chính quyền trung ương yêu cầu các tổ chức giáo dục công bố kết quả tốt nghiệp, tìm việc làm của sinh viên và sử dụng số liệu này để xếp hạng.

Các trường cũng lấy đó để xây dựng thương hiệu và tuyển sinh. Như vậy, các trường có xếp hạng thấp hơn rất dễ gian lận để nâng cao vị thế của mình”, ông James phân tích.

Để loại bỏ những gian lận không đáng có, PGS.TS Qiang Zha, khoa Giáo dục, Trường Đại học York, gợi ý Chính phủ Trung Quốc nên dỡ bỏ các yêu cầu khắt khe về mặt đầu ra đối với các trường đại học.

Nếu không, ít nhất hãy nới rộng thời gian nộp báo cáo để sinh viên mới tốt nghiệp có thêm thời gian tìm việc làm và không bị áp lực bởi những kết quả vô hình.

Theo THE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ