Trung Quốc quyết liệt đối phó nạn bạo lực học đường

GD&TĐ - Bộ GD Trung Quốc đã có những biện pháp quyết liệt để đối phó với nạn bạo lực học đường vốn rất khó loại bỏ.

Trung Quốc tăng cường đối phó với bạo lực học đường.
Trung Quốc tăng cường đối phó với bạo lực học đường.

Một loạt các hành động bao gồm điều tra trường học nơi xảy ra bạo lực, xử lý HS được xác nhận là đã bắt nạt và tăng cường GD cho HS trong trường. Bộ GD nhấn mạnh rằng tất cả các vụ bắt nạt phải được báo cáo kịp thời cho cảnh sát và cơ quan GD.

Bộ lưu ý rằng có một cơ chế chống bắt nạt lâu dài để xây dựng một môi trường ổn định, an toàn và hài hòa, đồng thời thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc của HS.

Theo dữ liệu được cung cấp vào tháng 9/2018, 2.600 trường hợp bạo lực học đường đã được tòa án nhân dân các cấp xét xử từ năm 2015 đến năm 2017, gây ra tác động nghiêm trọng tới xã hội.

Ngày 26/1 vừa qua, một HS lớp 5 đã bị các nam sinh mặc đồng phục khác đẩy ngã rồi đấm đá. Một video truyền trực tiếp được quay năm 2019 cho thấy một nữ sinh 16 tuổi đang quỳ trên mặt đất vì bị các bạn cùng trường ở huyện Heqing, tỉnh Vân Nam đánh….

Bộ GD Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp liên quan về vấn đề này. Năm 2016, các trường tiểu học và trung học được yêu cầu điều tra và chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường.

Theo Global Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.