Trung Quốc: Làm ấm đất để… trồng rừng

GD&TĐ - Trung Quốc sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để làm tang băng vùng Nagqu, vùng khí hậu cận bắc cực ở Tây Tạng để cây cối có thể mọc lên tại đây.  

Đồng cỏ ở hạt Nagqu, Tây Tạng
Đồng cỏ ở hạt Nagqu, Tây Tạng

Nagqu nổi tiếng với nhiều đồng vật hoang dã vô cùng đa dạng, tuy nhiên thời tiết quá lạnh được cho là nguyên nhân khiến cây cối không mọc được tại đây.

Theo bản tin của tờ báo của Quân đội giải phóng nhân dân, việc thiếu vắng cây xanh đã khiến tinh thần của quân nhân trong thành phố suy sụp. Theo tờ South China Morning Post, những người lính khi từ Naqgu đến Lhasa – thủ phủ của Tây Tạng, họ đều ôm cây khóc.

Một dự án mới của Trung Quốc đang được thực hiện nhằm sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra những vùng có rừng bao phủ ở Nagqu. Dự án này sẽ bỏ qua khí hậu và nhu cầu của động thực vật địa phương để giúp cảnh quan nơi đây đẹp hơn và trở nên dễ chịu hơn với binh lính.

Nhiều người đã thấy sự tốn kém của dự án này và nguy cơ hủy hoại môi trường mà nó gây ra.

Các công nhân đã đặt những tấm pin mặt trời trong khu vực đồng cỏ để biến ánh sáng mặt trời thành điện và làm ấm lớp đất, giúp cây cối phát triển.

Theo một báo cáo trên trang web của Sở Khoa học Công nghệ khu tự trị Tây Tạng, việc sử dụng những tấm pin mặt trời để cung cấp mạng lưới sưởi ấm sẽ giúp cây thông, cây bách có thể phát triển trong khu vực lớn bằng 30 sân vận động thể thao. Tuy nhiên, tổng chi phí cho dự án này có thể lên tới 10 triệu USD.

Một nhà khoa học nói: “Điều này không bền vững”. Một nhà khoa học khác lại cho rằng đây có thể là những cái cây đắt đỏ nhất thế giới”.

Dự án được cho là sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái trong khu vực. Sự xuất hiện của những cây được trồng một cách nhân tạo sẽ làm suy giảm nguồn nước của vùng. Hơn nữa, động vật hoang dã của Nagqu gồm gấu, cáo, chó sói, dê và lừa vốn đã quen với môi trường đồng cỏ ở nơi có địa hình cao so với mặt biển.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mỹ cần chặng đường dài để tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hạt nhân, thoát phụ thuộc uranium Nga.

Mỹ bắt đầu thoát uranium Nga

GD&TĐ - Mỹ còn một chặng đường dài để thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung cấp uranium Nga, tiến tới đảm bảo an ninh năng lượng Mỹ.