Israel tấn công Iran bằng tên lửa đạn đạo bí ẩn chưa từng được sử dụng?

GD&TĐ - Tầng đẩy phụ rơi trên đất Iraq cho thấy Không quân Israel nhiều khả năng đã sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ trên không ROCK để tấn công Iran.

Israel tấn công Iran bằng tên lửa đạn đạo bí ẩn chưa từng được sử dụng?

Sau khi Israel tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào lãnh thổ Iran hôm 18 tháng 4 năm 2024 để đáp trả vụ việc xảy ra vào đêm 14 tháng 4 năm nay, tầng đẩy phụ của tên lửa không rõ nguồn gốc đã được phát hiện ở Iraq.

Trên thực tế, không ai hiểu đây là loại tên lửa gì, nó đang thực hiện chức năng gì và làm thế nào để đánh giá hiệu quả tác chiến.

Điều này chỉ làm tăng thêm sự bí mật xung quanh kho tên lửa của Israel.

Tầng đẩy phụ bí ẩn của tên lửa Israel rơi trên lãnh thổ Iraq.

Tầng đẩy phụ bí ẩn của tên lửa Israel rơi trên lãnh thổ Iraq.

Cổng thông tin The War Zone viết, có một manh mối cơ bản - trên thân của quả tên lửa này có thể nhìn thấy các nút treo cho máy bay, theo đó chúng ta đang nói về một vũ khí hàng không.

Lựa chọn đầu tiên xuất hiện ở đây là tên lửa đạn đạo Rampage, hay còn gọi là EXTRA, được điều chỉnh cho F-16, vũ khí trên có thể đã được sử dụng trong vụ việc vừa qua.

Giả định này là hợp lý, bởi vì có dữ liệu về sự hiện diện của một tên lửa như vậy trong kho vũ khí của Israel, đặc điểm của nó đã được biết đến, thậm chí còn có dữ liệu về việc cung cấp Rampage cho Không quân Ấn Độ.

Tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn vào thân tên lửa này, có thể thấy sự khác biệt về ngoại hình so với loại Rampage. Vì vậy các lựa chọn khả thi khác nên được xem xét.

Theo các nhà phân tích của trang The War Zone, khả năng cao nhất đây là tên lửa đạn đạo hàng không ROCK, được tạo ra cho tiêm kích F-16 dựa trên dòng tên lửa đạn đạo Sparrow.

Nhưng dữ liệu về tên lửa ROCK bị giới hạn ở mức chỉ có duy nhất một bức ảnh về vũ khí này này được công khai và các đặc điểm vẫn được giữ bí mật.

Hình ảnh công khai duy nhất về tên lửa ROCK đang được mang bởi tiêm kích F-16.
Hình ảnh công khai duy nhất về tên lửa ROCK đang được mang bởi tiêm kích F-16.

Một phương án khác cũng nên cân nhắc là Israel đã sử dụng tên lửa mồi bẫy, cũng được tạo ra từ tên lửa Sparrow.

Sản phẩm tương tự đã được họ dùng trước đó để thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa, và chúng cũng có thể được huy động để đánh lạc hướng các khẩu đội phòng không của Iran.

Nhưng giả định trên ít có khả năng, khi đã có báo cáo về một radar của hệ thống phòng không S-300 đang bảo vệ cơ sở hạt nhân tại Isfahan bị hủy, cho thấy tiêm kích Israel đã bay tới rất sát mục tiêu mà không bị phát hiện.

"Chúng tôi gửi thông điệp không muốn đánh trúng cơ sở hạt nhân lần này, nhưng đủ sức khiến tình hình tồi tệ hơn", một nguồn tin của tờ The War Zone cho biết, và bổ sung rằng Israel sẽ không công khai nhận trách nhiệm vì "tính toán chiến lược".

Thực tế diễn ra sau đó, khi giọng điệu của Iran rất mềm mỏng nhiều khả năng là bởi Tehran đã nhận ra năng lực tấn công vượt trội của Israel, do vậy họ muốn vụ việc chấm dứt tại đây.

Tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Rampage của Israel.

Theo The War Zone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.