Trợ lý Tổng thống Zelensky nêu lý do Ukraine không đàm phán với Nga

GD&TĐ - Ukraine đã loại trừ các cuộc đàm phán hòa bình với Moscow trong hoàn cảnh hiện tại và so sánh chúng với ‘thảm họa văn minh’. Theo phụ tá Mikhail Podoliak của Tổng thống Zelensky, việc khôi phục lại các cuộc đàm phán sẽ không đóng góp gì cho các mục tiêu của Kiev.

Trợ lý Mikhail Podoliak của Tổng thống Zelensky.
Trợ lý Mikhail Podoliak của Tổng thống Zelensky.

“Hôm nay, Ukraine không có động cơ để tổ chức các cuộc đàm phán” – ông Podoliak nói và cho biết “cơ hội để giành chiến thắng trong cuộc chiến này quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ tình huống tạm dừng nào”.

Theo ông, việc bắt đầu đối thoại trong hoàn cảnh hiện tại sẽ chỉ “chính thức hóa” sự thất bại của Ukraine và của châu Âu cũng như các giá trị của châu Âu.

Phụ tá của Tổng thống Zelensky cảnh báo, thất bại của Ukraine cũng sẽ đánh dấu “sự sụp đổ của hệ thống an ninh toàn cầu và hệ thống các giá trị dân chủ”.

Ông cho rằng việc đạt được một lệnh ngừng bắn ngay bây giờ sẽ không thể ngăn chặn xung đột thêm nữa và Nga có thể tiến hành cuộc tấn công khác vào Ukraine vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Ông Podoliak cũng so sánh ý tưởng bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình với Moscow với việc tiến hành các cuộc đàm phán với Đức Quốc xã năm 1942 khi Đức Quốc xã chiếm đóng những vùng đất rộng lớn trên lãnh thổ Liên Xô, bao gồm toàn bộ Ukraine.

Đầu tháng 8, Điện Kremlin phát tín hiệu sẵn sàng đạt được một thỏa thuận hòa bình với Kiev, đồng thời cảnh báo họ sẽ đạt được các mục tiêu của hoạt động quân sự ở Ukraine bất kể Kiev có sẵn sàng nhượng bộ hay không.

Khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết 2 quốc gia gần như đã giải quyết được những khác biệt của họ theo cách mà Nga có thể chấp nhận được, nhưng dự thảo thỏa thuận được chuẩn bị trong cuộc họp ở Istanbul đã bị Ukraine phá hủy. Kiev cắt đứt cuộc đàm phán với Moscow sau khi cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh – một cáo buộc mà Nga cho là dựa trên bằng chứng bịa đặt.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.